Theo Epictetus, cảm xúc cũng giống như những năng lực thể chất, chúng ta càng nương theo thì chúng càng có xu hướng trở thành thói quen tự động, cho tới khi ta thậm chí không còn để ý nữa bởi vì chúng đã trở thành một phần tính cách của chúng ta. Tác giả có đưa ra ví dụ trong cuốn sách Chủ nghĩa khắc kỷ: Từ tự chủ đến bình an rằng: ‘’việc thường xuyên nuông chiều các khao khát nhục dục không lành mạnh hoặc ham muốn tiền bạc sẽ khiến chúng ăn sâu bám rễ trong đầu chúng ta.”. Khi chúng ta nhận thức được chỉ có tính cách và hành động của bản thân mới quan trọng thì những cảm xúc có vấn đề sẽ tự biến mất.
Những phương pháp trì hoãn để không bị cuốn theo cảm xúc:
- Phương pháp “tự giám sát” triệu chứng: Epictetus đưa ra là đếm những ngày bạn tức giận và ghi chép lại tiến trình các triệu chứng này giảm đi theo thời gian. Có thể chúng ta sẽ mất hai đến ba tháng để thay đổi đặc điểm tính cách cơ bản nhưng kiên trì thực hiện sẽ mang tới những kết quả tốt. Bạn có thể tìm thêm những mẫu tự giám sát ở trong cuốn sách mình vừa nhắc hoặc những nguồn khác, dưới đây là vài gợi ý của mình:
• Các cảm giác gây xáo trộn như lo âu, tức giận hoặc khát khao vô bổ xảy ra ở đâu và khi nào? (Không như liệu pháp nhận thức, chủ nghĩa Khắc kỷ nhóm cả những sự xúc động và khao khát lại với nhau thành các dạng “Cảm xúc” và coi tức giận là mong mỏi ai đó chịu tổn hại)
• Bạn đã thật sự nghĩ gì và làm gì? Nếu bạn có tránh làm gì đó, thì đó là gì? Hãy cố ghi lại tất cả những thứ này ngay khi bạn cảm nhận được chúng.
- Ngồi im: Đôi khi việc hiệu quả nhất khi bạn có những cảm xúc tiêu cực là ngồi im hoặc không làm gì cả bởi trong trạng thái cảm xúc không ổn định thì làm bất cứ việc gì cũng sẽ dễ tanh bành. Trong cuốn sách Chủ nghĩa khắc kỷ: Từ tự chủ đến bình an có một đoạn về cách này là: ‘’Khi bắt đầu luyện tập hoặc khi cảm xúc dường như lấn át, cần trì hoãn việc phản ứng lại chúng và đừng làm gì cả, cho tới khi chúng lắng xuống. Sau đó chúng ta có thể đánh giá các cảm giác nằm sâu bên dưới một cách bình tĩnh và có lý trí, với thái độ bình thản’’.
Kỹ thuật “trì hoãn” hay “câu giờ” tương tự cũng được sử dụng trong liệu pháp hiện đại để triệt tiêu những cơn bốc đồng từ trong trứng nước, trước khi chúng có cơ hội chuyển thành những cơn tức giận, lo lắng, trầm uất nghiêm trọng hơn. Chẳng hạn, nghiên cứu tâm lý hiện đại cung cấp bằng chứng rõ ràng rằng bằng cách trì hoãn suy nghĩ về các vấn đề cho tới một thời điểm xác định nào đó, thì cường độ và sự kéo dài của cơn lo lắng có thể giảm xuống một nửa. Do vậy, chiến lược “trì hoãn” này trở thành một phần quan trọng trong nhiều hình thức hiện đại của liệu pháp CBT nhằm điều trị các chứng rối loạn lo âu phổ quát