Giải độc thông tin: Nông nghiệp Trung Quốc không thể nuôi được 1,4 tỷ dân

by admin

Hôm nay lại đọc được bài viết nói rằng Trung Quốc đang ngày càng lệ thuộc vào nhập khẩu lương thực vì nền nông nghiệp TQ không thể đáp ứng được nhu cầu lương thực của 1,4 tỷ dân. Nhưng bài viết cho thấy sự thiếu hụt kiến thức thương mại nông nghiệp trầm trọng đến độ không biết đọc biểu đồ nên tôi lại phải làm bài giải độc thông tin cho anh/chị/em trên page

Đầu tiên cần phải khẳng định TQ là Quốc gia sản xuất lương thực số 1 trên Thế giới, với diện tích đất nông nghiệp là 135 triệu hecta, đứng thứ 3 sau Ấn Độ và Mỹ. Với chưa tới 10% diện tích đất nông nghiệp trên TG, TQ sản xuất 25% sản lượng ngũ cốc của TG và nuôi sống 22% dân số toàn cầu. Nếu tính sản lượng ngũ cốc, TQ hiện là QG sản xuất gạo và lúa mỳ lớn nhất TG, đứng thứ 2 với sản lượng ngô và lúa mạch. Nếu tính sản lượng thịt, TQ đang đứng đầu với sản lượng thịt lợn (50 triệu tấn – 2022), thịt cừu, thịt thỏ, thịt dê, thịt ngỗng, thịt vịt; đứng thứ 2 với sản lượng thịt gà, thịt ngựa, đứng thứ 3 với sản lượng thịt bò, thịt trâu.

Đồng thời TQ cũng là QG xuất khẩu lương thực lớn thứ 6 trên TG với 84,35 tỷ USD năm 2021 và đạt 45 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2022 tăng 21,7% cùng kỳ năm ngoái. Lý do giá trị nông sản xuất khẩu của TQ đứng ở mức “khiêm tốn” như vậy là do phần lớn các sản phẩm nông nghiệp đã được tiêu thụ trong nước, chỉ 1 phần được xuất ra nước ngoài.

Sản lượng nông sản nhập khẩu của TQ trong những năm gần đây có tăng nhưng để hiểu hơn về tình hình nông nghiệp TQ ta cần nhiền kỹ hơn vào các con số. Sản lượng nông sản nhập khẩu đối với ngô, lúa mỳ của TQ bất ngờ tăng vọt từ năm 2018, trùng với giai đoạn tăng sản lượng các loại thịt trong ngành chăn nuôi tại TQ, sản lượng thịt gà tăng từ 12 triệu tấn lên 15,3 triệu tấn trong 3 năm (2018 – 2021). Thịt bò tăng từ 6 triệu lên 7 triệu tấn trong 5 năm (2016 – 2021) theo sau giai đoạn 5 năm ko tăng sản lượng. Từ đó, có thể thấy nguyên nhân đằng sau sự gia tăng đột biến về sản lượng ngũ cốc nhập khẩu là nhu cầu chăn nuôi tăng vọt, chưa kể mục tiêu khôi phục đàn lợn sau đại dịch tả lợn hoành hành tại TQ vào năm 2020. Vì thế việc gia tăng đột biến nhập khẩu ngô là điều dễ hiểu do 72% lượng ngô tại TQ dùng cho chăn nuôi. Chưa kể năm 2021, TQ còn cần phải thực hiện thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Mỹ và 1 trong những điều khoản chính của thỏa thuận là TQ tăng lượng nhập khẩu nông sản từ Mỹ. Đến nay đã quá rõ ràng rằng các mục tiêu của thỏa thuận này là không khả thi nhưng cũng ko thể trách TQ ko cố gắng thực hiện nó. Về lượng dầu thực vật nhập khẩu (trong đó có đậu tương), sản lượng nhập tăng dần, ổn định từ năm 2011, nhưng vào năm 2021, TQ còn giảm nhập khẩu quay về mức 2017 chứ ko hề tăng như bài viết đề cập, lượng đậu tương từ Mỹ nhập vào TQ giảm 10% trong năm 2021.

Dành cho việc tiêu thụ trong nước, tỉ lệ sản lượng nội địa vẫn chiếm tỉ trọng rất lớn. Lấy lúa mỳ làm ví dụ, TQ tiêu thụ 144 triệu tấn lúa mỳ trong năm 2021, sản xuất nội địa đạt 134 triệu tấn, nhập khẩu 63 triệu tấn và xuất khẩu hơn 9 triệu tấn. Thịt gà nhập khẩu chỉ đáp ứng 5% nhu cầu tiêu thụ, thịt lợn 10%, riêng thịt bò 30%. Chưa kể hiện nay TQ đang đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất gạo với 221 triệu tấn năm 2021 và chỉ tiêu thụ 155 triệu tấn, trong khi vẫn nhập gần 3 triệu tấn.

Qua đây có thể thấy việc 1 QG tăng nhập khẩu nông sản có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, liên quan đến sản xuất, tích trữ, đảm bảo an ninh lương thực, do những yếu tố bất ngờ như thiên tai, hoặc đơn giản là để hoàn thành các thỏa thuận thương mại. Còn quá sớm để kết luận nếu ko có nguồn cung từ phương Tây, TQ sẽ mất an ninh lương thực, nếu còn băn khoăn, chúng ta có thể nhớ lại trong cuộc chiến tranh Thương Mại với Mỹ, TQ đã thay đổi các nhà cung cấp nông sản nhanh đến mức nào khiến cho hàng loạt các doanh nghiệp và nông dân Mỹ gặp khó khăn trong khâu xuất khẩu, đến mức Chính phủ Mỹ phải tung ra các gói trợ cấp mà ko giải quyết đc tình hình.

You may also like

Leave a Comment