ISSEY MIYAKE VÀ CÂU CHUYỆN CHIẾC JACKET NĂM 1996

by admin

Issey Miyake không cần phải kể thêm về độ ảnh hưởng của ông với nền công nghiệp thời trang nước Nhật nói riêng và thế giới nói chung. Những gì mà ông làm chắc chắn sẽ luôn được chúng ta nhắc đi nhắc lại hàng năm, từ việc là một trong những fashion designer Nhật Bản trình diễn tại Paris – kinh đô thời trang. Issey Miyake cũng là một trong những người đưa tinh thần “Wabisabi” của Nhật Bản ra phương Tây với thế tiên phong cùng với 2 cây đại thụ khác là Yohji Yamamoto và Rei Kawakubo góp phần thay đổi một nền thời trang tiêu chuẩn của Châu Âu lúc bấy giờ và là bệ phóng của nhiều thương hiệu Nhật Bản nổi tiếng quốc tế.

Nếu mà nói một trong số đó thì Tattoo Collection mùa Thu/Đông năm 1971 khi tinh thần của ông được thể hiện một cách rõ ràng nhất – một cú ngoặc để mở đầu cho sự tự do trong thời trang, sự thay đổi và tiếng nói của các nhà thiết kế. Trước sự xuất hiện của Issey vào năm 1971 thì tattoo vẫn là một thứ gì đó vô cùng cấm kỵ và nhạy cảm trong thời trang, mà ngay cả quê hương của ông : Nhật Bản khi nó gắn liền với hình ảnh của các yakuza. F/W71, Issey Miyake đã đưa Irezumi xuất hiện trên runway và tại trời Âu khiến ai cũng ngạc nhiên và mở đường cho việc ứng dụng và cảm hứng lấy tattoo lên các sản phẩm thời trang hay các model có tattoo đi trên sàn runway. APOC – A Piece of Clothing vào năm 1997 cũng khiến người ta mồm A, mắt O vì tính sáng tạo và khiến thị trường hiểu rõ hơn về cách làm đồ và tư duy của ông. Và hẳn cũng nhiều người đã biết về chiếc áo cổ lọ trong outfit trứ danh của cố CEO Apple Steve Jobs cũng từ Issey Miyake. (Mình cũng đã có bài viết).

Nhắc tới Issey Miyake thì hẳn phổ biến nhất chắc là Pleat by Issey, những sản phẩm xếp li gợi cảm mang đầy cảm hứng về nghệ thuật xử lí và chất liệu của ông. Nhưng đối với những người sưu tầm hay nôm na là các dân chơi archive fashion yêu thích nhất chính là chiếc Bomber Jacket lần đầu xuất hiện vào năm 1996 và tới tận nay – nó vẫn giữ 1 giá trị lưu truyền nhất định.

Chiếc bomber này được tưởng nhớ không phải ở trên sàn runway mà là do 1 “người kể chuyện vĩ đại” khác thể hiện chúng trên thảm đỏ. Không ai khác chính là Robin Williams, cố diễn viên người Mỹ, một người luôn được biết tới với nụ cười tươi rói. Người hâm mộ Việt Nam biết tới ông thông qua bộ phim nổi tiếng Good morning, Vietnam – ngoài ra còn danh sách những bộ phim được đánh giá cao bởi chuyên môn và thị trường như Dead Poets Society, The fisher king, Good will hunting và Night at the museum. Trong cuộc đời và sự nghiệp của mình, Robin Williams đã nhận giải thưởng Oscars danh giá cho Diễn viên nam phụ xuất sắc nhất, nhiều lần đề cử, hàng tá Quả Cầu Vàng và cả 5 giải Grammy. Năm 1997 – những đứa nhóc hỉ mũi chưa sạch như chúng ta còn đang lò dò bước đi thì Robin đã diện 1 con bomber jacket ác chiến từ Issey Miyake cùng một chiếc quần baggy black.

Flubber là một bộ phim dành cho thanh thiếu niên nhưng cái cách mà Robin xuất hiện tại buổi công chiếu đã khiến mọi người ngạc nhiên vì trang phục của mình. Và nó trở thành một trong những “Di sản” được lưu truyền không chỉ ở mặt vật lí mà trên Online với các hình ảnh về Fashion God Robin Williams xuất hiện rất nhiều trên Instagram, Twitter với tinh thần “Đi trước thời đại” của mình. Và thế là chiếc áo bomber này cứ thế được kể đi kể lại hàng năm.

Chiếc jacket đến từ Issey Miyake trong bộ sưu tập Thu/Đông năm 1996, được dựa trên cảm hứng trực tiếp từ chiếc bomber jacket MA-1 nổi tiếng (Mình cũng đã có bài viết) nhưng được làm nổi bật các chiếc túi ở phía trước và một chiếc túi cỡ lớn ở đằng sau. Issey Miyake. Trong năm 1996 thì Issey Miyake cũng lần đầu đưa cửa hàng PLEATS PLEASE ISSEY MIYAKE ra nước ngoài và đặt bản doanh tại Pháp ở Đại lộ Saint-Germain, tính thực dụng và thẩm mỹ về cái đẹp tinh tế được áp dụng triệt để cho các sản phẩm mà Issey làm ở đó. Chiếc jacket là 1 ví dụ điển hình và nó là niềm cảm hứng cho các chiếc bomber trứ danh khác và cảm hứng đến từ military/ 1 khía cạnh cũng “nhạy cảm” không kém – Helmut Lang mang những tactical vest với minimalism vibe của mình vào năm 1998, năm 2001 – Raf Simons tung bomber jacket “Riot Riot Riot” và trở thành một trong những sản phẩm archive được yêu thích và có giá trị mua đi bán lại bậc nhất. Archive Fashion – Thời trang lưu trữ và luôn được remind lại trong cộng đồng dù ở bất kì giai đoạn nào. Ngay cả Tiktok – 1 nơi “Thượng vàng hạ cám” với fashion thì hiếm hoi 1 Tiktoker nhận được sự yêu thích về thời trang là Wisdom Kaye cũng sử dụng chiếc jacket của Issey Miyake. Playboi Carti-Vamp King hay Kendall Jenner cũng xuất hiện với chiếc áo này với giá trị trên thị trường dao động $10.000.

Bằng cách đó, hình ảnh của Issey Miyake luôn hiện hữu trong câu chuyện thời trang của chúng ta dù bất kì khoảng thời gian nào. Niềm đam mê và ngôn ngữ thời trang, từ những sản phẩm xếp li – những sản phẩm cầu kì thiết kế đến tính ứng dụng cao như chiếc jacket kia vẫn luôn được yêu thích ở hàng chục và thậm chí hàng trăm năm sau. Đó mới là Archive – Lưu Trữ.

You may also like

Leave a Comment