6/5/1527 Quân đánh thuê Landsknecht cướp phá thành Rome. 

by admin

Năm 1520 trước sức mạnh áp đảo gần như ko có đối trọng của gia tộc Habsburg,Giáo hoàng Clement VII – cho rằng Hoàng đế Charles V của Thánh chế La Mã kiêm Quốc vương Tây Ban Nha đang có quá nhiều quyền lực và mưu đồ thâu tóm Giáo hội, đã đi quyết định liên minh với kẻ thù của Charles – vua Pháp Francis I, sự kiện này thường gọi là Chiến tranh Liên minh Cognac.
Thế nhưng, quân đội của Charles V nhanh chóng nhận ra, kẻ thù lớn nhất của họ chẳng phải quân đội Pháp, cũng chẳng phải Giáo hoàng mà là 1 thứ thực dụng hơn nhiều: Tình trạng nợ lương! Thật vậy, ngay sau khi đánh tan quân Pháp, đội quân bất mãn vì nợ lương lập tức buộc chỉ huy của họ – Charles III, Công tước xứ Bourbon dẫn tất cả về Rome- thành phố khiến họ hoa mắt vì lời đồn về của cải, vàng bạc và cả phụ nữ. Ngoài 6000 quân Tây Ban Nha, đội quân hiếu chiến này còn bao gồm lực lượng đánh thuê trứ danh châu Âu thời đó: 14.000 quân Landsknecht người Đức. Đứng trước toán quân hung bạo đang khát tiền và phụ nữ hơn mọi thứ trên đời, thành Rome chỉ có 5000 dân quân dưới trướng cùng 189 Vệ binh Thụy Sĩ của Giáo hoàng.
Và kết cục thì ai cũng rõ: Rome thất thủ sau sau 1 ngày, mặc cho trước đó họ cũng lập chiến công khi bắn chết Công tước Charles . Cái chết chỉ huy không làm lính đánh thuê mất nhuệ khí, trái lại còn kích động họ trở nên tàn bạo hơn: Ngay khi tràn vào Rome, quân phiến loạn mặc sức cướp phá nhà cửa, thánh đường, tu viện… nạn giết chóc và hãm hiếp tràn lan khắp mọi tuyến đường và địa điểm tôn nghiêm. Chỉ huy thay thế là Philibert de Chalon lại có quá ít quyền hành, ko kiểm soát được quân đội, chỉ có thể cứu thư viện Vatican bằng cách thiết lập trụ sở ở đó. Ước tính, khoảng 6000-12.000 người đã thiệt mạng. Uy quyền của Rome cũng như Giáo hội giảm sút thê thảm, dân số thành phố tụt tới 80%, xuống xấp xỉ 10.000 người từ chỗ 55.000 cư dân trước vụ cướp phá.
Tuy nhiên ngày nay khi nhắc tới cuộc biến loạn này, câu chuyện nổi tiếng nhất và chiếm trọn sự quan tâm là hành động cao đẹp của 189 lính đánh thuê Thụy Sĩ. Trước đó, Giáo Hoàng Clement VII đã kịp thời chạy thoát cùng sự hộ tống của 42 lính Thụy Sĩ. 147 người còn lại đã chiến đấu anh dũng tới khi người cuối cùng ngã xuống để giữ chân quân địch lâu nhất . 1 tháng sau, Giáo hoàng quay lại thành Rome đổ nát sau khi đồng ý trả 400.000 ducat tiền chuộc mạng . Cảm kích trước sự trung thành và dũng cảm của lính đánh thuê Thụy Sĩ, ông quyết định chỉ tuyển lính Thụy Sĩ vào đội Vệ binh từ đó mãi về sau. Để kỷ niệm sự kiện này, các tân binh của Vệ binh Thụy Sĩ sẽ tuyên thệ trung thành vào ngày 6/5 hàng năm, ngày mà tổ tiên họ đã chiến đấu đến cùng để bảo vệ khách hàng .
Tham Khảo:
https://www.britannica.com/topic/Swiss-Guards
Warfare and Armed Conflicts: A Statistical Encyclopedia of Casualty and Other Figures, 1492-2015, 4th ed-Micheal Clodfelter

You may also like

Leave a Comment