CHÍNH PHỦ TỰ TRỊ ĐÔNG HÀ BẮC

by admin

I.Lịch sử
Chính phủ Tự trị Đông Hà Bắc a.k.a Đông Ký Phòng Cộng Tự trị Chính phủ (Chính phủ Tự trị Chống Cộng Đông Hà Bắc) là tên gọi dành cho chính thể cai trị bù nhìn do Yên Nhữ Canh 殷汝耕 (1885-1947) lãnh đạo mà Đế quốc Nhật lập nên để cai trị khu vực miền đông bộ tỉnh Hà Bắc của Trung Quốc từ cuối năm 1935 tới đầu năm 1938 trước khi bị gộp vào 1 chính phủ bù nhìn khác cũng do người Nhật lập ra trên bộ phận miền Bắc Trung Quốc nhưng có địa bàn quản lý rộng hơn là Chính quyền Lâm thời Trung Hoa Dân quốc của Vương Khắc Mẫn (4 tháng 5 năm 1879-25 tháng 12 năm 1945)
Tuy rằng sau cuộc Cách mạng Tân Hợi thì chế độ quân chủ tồn tại suốt hơn 2000 năm tại Trung Hoa đã bị xoá bỏ song không vì vậy mà nó bị thủ tiêu hoàn toàn khi mà những kẻ có dã tâm khoác hoàng bào như cựu mãnh tướng Thanh triều Viên Thế Khải hay cựu hoàng Phổ Nghi cùng những người chưa kịp thích ứng với nền cộng hoà mới vẫn mang tâm bảo hoàng như Trương Huân, Trương Tác Lâm giữa lúc thế lực những người làm cách mạng dân chủ tư sản vì quá yếu ớt buộc phải thoả hiệp với dựa vào các tướng nhà Thanh để đánh đổ nền phong kiến ngoại tộc tồn tại hơn 300 ở Trung Quốc dẫn đến Cách mạng thành công thì nội bộ liên minh thoả hiệp này sớm tan rã do mỗi bên của liên minh có lập trường tư tưởng cai trị khác nhau
Lợi dụng sự tan rã này mà những người như Viên Thế Khải cùng Trương Huân vào các năm 1915-1916 lẫn 1917 đã tiến hành những cú lội ngược tiến trình lịch sử khi họ cố khôi phục lại chế độ quân chủ chuyên chế song không những không thành công hoặc chỉ tồn tại được 1 thời gian ngắn mà nó còn khiến cục diện xã hội thêm rối ren với việc các tập đoàn thống trị bị tan rã thành các sứ quân liên kết nhau thành các bè phái đối lập lẫn nhau
Bên cạnh các sứ quân chia cắt Trung Quốc thì còn có các thế lực ngoại quốc cũng đang cát cứ 1 phần đất Trung Quốc ở các tô giới của riêng mình vốn được hình thành từ các hiệp ước bất bình đẳng mà Thanh đình đã ký trước đó với các nước đế quốc với thế lực đế quốc sở hữu tô giới tại Trung Quốc có dã tâm nhất là phải kể tới Đế quốc Nhật sở hữu tô giới Quan Đông tại bán đảo Liêu Đông đang nuôi mộng kiêm tính thêm các lãnh thổ khác ở Trung Quốc
Tuy rằng Nhật đã đứng sau chống lưng 1 số thế lực cát cứ như Trương Tác Lâm ở Đông Bắc song sự chống lưng của Nhật đã không những vô tác dụng khi mà họ Trương bị thế lực của những người Cách mạng dân chủ tư sản dưới tên gọi Quốc Dân đảng đánh cho thua trận phải rút về đông bắc mà còn do tinh thần dân tộc nổi lên sau đó của cha con họ Trương muốn đoạn tuyệt với Nhật để hoà giải , thống nhất với Quốc Dân đảng đã khiến cho việc Nhật cảm thấy quyền sở hữu thuộc địa hải ngoại tại tô giới Quan Đông cùng khu vực lân cận tuyến đường sắt Nam Mãn Châu dài 700 cây số nối từ thành phố cảng Đại Liên ở tỉnh Liêu Ninh tới thành phố Trường Xuân của tỉnh Cát Lâm bị đe doạ buộc quân Nhật đồn trú ở tô giới Quan Đông là Đạo quân Quan Đông đã tự ý dựng nên sự kiện giả đánh bom đoạn đường ray Nam Mãn Châu đi ngang hồ Liễu Đào vào lúc 10 giờ 20 phút tối ngày 18 tháng 9 năm 1931 vốn là phiên bản tương tự nhưng vô hại hơn lần đánh bom trước đó vào lúc 5 giờ 23 phút sáng ngày 4 tháng 6 năm 1928 để ám sát sứ quân Trương Tác Lâm ở trên đường sắt Kinh Phụng đoạn cầu đường sắt chỗ giao giữa tuyến đường ray Kinh Phụng a.k.a Kinh Cáp của chính họ Trương với đường sắt Nam Mãn Châu của Nhật chạy từ Đại Liên tới Trường Xuân cách nhà ga Hoàng Cô Đồn vài cây số phía đông trong khu vực ngoại ô thành phố Thẩm Dương nhằm kiếm cớ tiến hành Sự biến Thẩm Dương (18 tháng 9 năm 1931-18 tháng 2 năm 1932) cùng cuộc xâm lược Mãn Châu của Nhật (18 tháng 9 năm 1931-28 tháng 2 năm 1932) vốn Đạo quân Quan Đông sau khi chiếm xong Mãn Châu đã lập ứng viên bù nhìn Phổ Nghi của họ làm người cai trị quốc gia bù nhìn Mãn Châu quốc mà đạo quân Quan Đông mới dựng nên để có động cơ ở lại Mãn Châu 1 cách hợp pháp
Sau khi tái thiết lập chỗ đứng vững chắc ở Mãn Châu thì người Nhật bắt đầu nhìn xa hơn về phía tây nam cùng khu vực phía tây của Mãn Châu vốn những vị trí này đang nằm trong tay của Quốc Dân đảng và có thể đe doạ tới sự tồn tại của chính quyền Mãn Châu quốc bù nhìn do Nhật lập ra nên để bảo đảm sự tồn tại của Mãn Châu quốc thì Nhật đã phải tiến lên thực hiện các chiến dịch hành binh ở phía nam để quét sạch lực lượng Quốc dân đảng ở các khu vực này
Đêm ngày 1 tháng 1 năm 1933, sau 1 thời gian chuẩn bị thì quân Nhật sau cùng cũng hành động bằng để việc đơn vị khoảng 200 quân Nhật liên tục đồn trú ở Sơn Hải quan từ tận năm 1901 gây hấn trước bằng hành động cho nổ vài trái lựu đạn cũng như bắn vu vơ vài phát súng tạo cớ cho đạo quân Quan Đông yêu cầu quân Quốc Dân đảng đóng ở Sơn Hải quan rút đi để rồi khi quân Quốc Dân đảng ở đây từ chối thì quân Nhật cùng đồng minh bù nhìn Mãn Châu quốc đã dùng mọi thức gồm cả hoả lực từ đoàn tàu bọc thép, máy bay ném bom cùng pháo từ tàu chiến ngoài khơi để tấn công vào Sơn Hải quan, khơi mào giai đoạn đầu của toàn bộ Chiến dịch Nekka (1 tháng 1 tới 31 tháng 5 năm 1933)
Sau mấy ngày phải chịu trận hoả pháo bắn cấp tập thì vào ngày 3 cùng tháng, quân Quốc Dân đảng đã phải rút khỏi Sơn Hải quan và trao lại nơi này cho quân Nhật
Việc quân Quốc Dân đảng bị người Nhật cùng Mãn Châu quốc đánh bật khỏi Sơn Hải quan vào ngày 3 tháng 1 năm 1933 đã mở ra cục diện mới là khu vực từ Sơn Hải quan trở lên phía bắc bao gồm cả Mãn Châu đều là địa bàn của Nhật trừ 1 khu vực là tỉnh cũ Nhiệt Hà nằm lọt thỏm giữa Sơn Hải quan phía nam và Mãn Châu phía bắc gồm khu vực ngày nay là 1 phần tỉnh Liêu Ninh ở tây Mãn Châu lẫn Đông khu tự trị Nội Mông vẫn do quân Quốc Dân đảng kiểm soát
Sau khi đã chờ đợi mà vẫn không thấy binh tướng Quốc Dân đảng đóng ở tỉnh Nhiệt Hà trở giáo thì Đạo quân Quan Đông đã quyết định thực hiện giai đoạn 2 của Chiến dịch Nekka song ngay cả khi là bộ sậu đạo quân Quan Đông trước đó đã khi lạc lối tự ý dựng lên nhà nước Mãn Châu quốc bù nhìn thì họ cũng vẫn cần phải có chỉ ý từ Thiên hoàng để tiến hành thực hiện giai đoạn 2 của Chiến dịch Nekka là cướp Nhiệt Hà từ tay Quốc Dân đảng bằng vũ lực
Để có thể tiến hành lấy nốt tỉnh vùng đất còn lại bên ngoài Sơn Hải quan khỏi tay Quốc Dân đảng 1 cách hợp pháp thì tổng tham mưu quân đội Nhật đã viện lý do Nhiệt Hà với vị trí nằm ngoài Sơn Hải quan là 1 phần của Mãn Châu cần phải thu hồi giùm lại cho Mãn Châu quốc để xin cho Đạo quân Quan Đông được ra quân lần nữa và được Thiên hoàng Hirohito Dụ Nhân (29 tháng 4 năm 1901-7 tháng 1 năm 1989) không chỉ chuẩn y với hi vọng kết sổ vấn đề Mãn Châu mà Đạo quân Quan Đông đã tự ý lộng quyền quá nhiều mà bản thân Thiên hoàng Hirohito bấy giờ để tránh phiền phức kéo dài với Quốc Dân đảng cùng quốc tế đã xác nhận rõ ràng dứt khoát với sỹ quan Nhật các cấp là lần hành động này Đạo quân Quan Đông sẽ hành động không vượt quá phạm vi ranh giới Vạn Lý Trường Thành
Việc Thiên hoàng Hirohito yêu cầu Đạo quân Quan Đông tuy được phép thực hiện giai đoạn 2 của chiến dịch Nekka là lấy nốt tỉnh Nhiệt Hà nhưng không được phép mở rộng địa bàn hoạt động qua khu vực phía nam Vạn Lý Trường Thành đã phần nào quyết định tới sự thành lập của Chính phủ Tự trị Đông Hà Bắc nằm ở bên kia Vạn Lý Trường thành về sau hay ít nhất là trong quãng thời gian Nhật Bản chưa muốn ra mặt chiến tranh dứt điểm với Trung Quốc
Sau khi được sự phê chuẩn từ Thiên hoàng thì vào ngày 21 tháng 2 năm 1933, quân Nhật cùng Mãn Châu quốc đã nổ súng mở màn trận đánh Nhiệt Hà vốn trận chiến kéo dài tới ngày 1 tháng 3 cùng năm thì kết thúc để rồi vào ngày 4 cùng tháng, tỉnh lỵ Thừa Đức của Nhiệt Hà đã bị liên quân Nhật – Mãn Châu quốc kéo vào chiếm giữ giữa lúc tướng chỉ huy Quốc Dân đảng là Thiếu soái Trương Học Lương, con trai của Trương Tác Lâm đã phải từ chức vị trí tổng chỉ huy Đông Bắc quân của Quốc Dân đảng với lý do sức khoẻ
Để kết thúc chiến dịch Nekka thì vào ngày 22 tháng 5 năm 1933, Quốc Dân đảng đã phải tiến hành nghị hoà với Nhật Bản trước khi bước sang ngày 31 cùng tháng thì 2 bên cùng tiến hành ký kết Hiệp định đình chiến Đường Cô vốn hiệp định này không chỉ là sự công nhận trên thực tế của Quốc Dân đảng đối sự tồn tại của chính quyền Mãn Châu quốc bù nhìn do Đạo quân Quan Đông lập nên cùng với việc bị mất tỉnh Nhiệt Hà vào tay Nhật để rồi sau đó nó lại được Nhật giao cho Mãn Châu quốc mà nó còn bao gồm các điều khoản khác là việc quân Nhật sẽ chiếm giữ cả Vạn Lý Trường thành cũng như khu vực đệm mở rộng rộng 100 cây số tính từ dãy Vạn Lý Trường thành đổ về phía nam tới đông bắc sông Hải Hà ở Hoa Bắc bao gồm cả 1 phần tỉnh Hà Bắc cùng địa hạt các thành phố Bắc Kinh, Thiên Tân được biến thành khu vực phi quân sự vốn các đơn vị quân chính quy của Quốc Dân đảng không chỉ phải rút khỏi vùng phi quân sự mà Nhật còn được phép dùng máy bay do thám lẫn tuần tra mặt đất để đảm bảo việc nơi này không có quân chính quy Quốc Dân đảng với mọi việc trị an ở vùng phi quân sự rộng 100 cây số tính từ mặt phía nam Vạn Lý Trường thành đều do lực lượng cảnh binh trang bị nhẹ Lực Lượng Gìn Giữ Khu vực Phi Quân sự gánh vác vốn những vấn đề tranh chấp mà lực lượng này không thể giải quyết thì sẽ được giải quyết thông qua sự thoả thuận sau cuộc thảo luận đàm phán trực tiếp giữa Nhật với chính phủ Trung Hoa
Bổ sung thêm vào Hiệp ước Đường Cô thì trong hiệp ước này có chứa 2 điều khoản ngầm tách biệt lực lượng quân tình nguyện kháng Nhật khỏi Lực Lượng Gìn Giữ Khu vực Phi Quân sự vốn điều này giúp Nhật dễ dàng kiểm soát Lực Lượng Gìn Giữ Khu vực Phi Quân sự khi họ lấy cựu binh của 1 số sứ quân Trung Hoa Dân quốc cộng tác với họ để bổ sung vào Lực Lượng Gìn Giữ Khu vực Phi Quân sự, biến lực lượng này thành đội quân chịu sự sai khiến của Nhật
Dù các điều khoản hiệp ước Đường Cô có là bất bình đẳng với Quốc Dân đảng song do bởi lãnh đạo Quốc Dân đảng bấy giờ là Tưởng Thuỵ Nguyên a.k.a Tưởng Giới Thạch, Tưởng Thống chế (31 tháng 1 năm 1887-5 tháng 4 năm 1975) lại đặt nặng việc tiến hành nội chiến với các cựu đồng minh Cộng Sản đảng từng giúp mình chống các sứ quân cát cứ để thống nhất Trung Hoa lên trên việc chống Nhật nên bất kỳ điều khoản nào của Hiệp ước Đường Cô dù là rất bất bình đẳng cũng đều được họ Tưởng nhắm mắt thông qua 1 cách bừa bãi nhằm tranh thủ thêm thời gian hoà hoãn để đánh nhau với Cộng Sản đảng
Dù vào đầu năm 1935 thì việc nội các chính phủ Nhật đã thay máu vị Bộ trưởng đối ngoại mới ôn hoà hơn dẫn đến vào ngày 22 tháng 1 năm 1935, chính phủ dân sự Nhật ra tuyên bố tiến hành chính sách hoà hoãn với Trung Hoa song vào ngày 29 tháng 5 cùng năm thì Tham mưu trưởng của lực lượng Nhật đồn trú tại Trung Hoa bấy giờ đang đóng ở Thiên Tân là Takashi Sakai Tửu Tỉnh Long (18 tháng 10 năm 1887-30 tháng 9 năm 1946) đã lấy cớ 2 người có lập trường thân Nhật đứng đầu toà soạn báo ở địa phương vừa bị ám sát để đưa ra lời kháng nghị chính thức với Quyền Chủ tịch Hội đồng Quân sự Quốc gia tại Bắc Bình của Quốc Dân Đảng bấy giờ là Hà Ứng Khâm (2 tháng 4 năm 1890-21 tháng 10 năm 1987) vốn lời kháng nghị của người Nhật bao gồm cả các yêu sách là bãi miễn chủ tịch tỉnh Hà Bắc của Quốc Dân đảng cũng như việc Quốc Dân đảng phải chấm dứt các hoạt động chính trị ở Hà Bắc cùng 2 thành phố khu vực Bắc Bình là Bắc Bình cùng Thiên Tân
Để thêm trọng lượng vào yêu sách thì vào ngày 30 cùng tháng, Nhật đã cho lực lượng thiết giáp diễu hành trườc các toà công sở của chính quyền Trung Hoa để rồi sang ngày 4 tháng 6 thì tham mưu trưởng quân Nhật đã không chỉ lần nữa lặp lại yêu sách mà còn đe doạ sẽ viện tới biện pháp mạnh nếu yêu sách không được chấp thuận
Dù vậy thì sang ngày hôm sau là 5 tây tháng 6 thì người Nhật đã bổ sung vào yêu sách cũ các điều khoản mới gồm kêu gọi thay chức với cả thị trưởng cùng cảnh sát trưởng đương nhiệm của Thiên Tân bấy giờ giữa lúc kêu gọi bãi chức với cả chỉ huy trưởng trung đoàn cảnh vệ 3 lẫn giám đốc trung tâm huấn luyện chính trị; kêu gọi Quốc Dân đảng rút lui khỏi toàn bộ khu vực tỉnh Hà Bắc, giải thể hết các tổ chức chống Nhật trên toàn Trung Hoa đặc biệt là bao gồm cả tổ chức cực hữu bí mật của những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong nội bộ Quốc Dân đảng là Lam Y Xã lẫn cả điều khoản Quốc Dân đảng tìm cho ra và xử lý các hung thủ của 2 vụ ám sát người có lập trường thân Nhật đứng đầu các toà soạn địa phương vốn bên cạnh đó chính quyền Quốc Dân đảng cũng phải tiến hành bồi thường cho gia đình các nạn nhân
Trước việc Nhật ngày càng leo thang khi vào ngày 7 tháng 6 năm 1935 cho điều thêm các lực lượng Quan Đông tiến về phía Vạn Lý Trường Thành để rồi sang ngày 9 cùng tháng thì lại ra tối hậu thư miệng đặt thời hạn cho Quốc Dân đảng phải chấp nhận là muộn nhất vào ngày 12 cùng tháng thì Tưởng Giới Thạch do đang sa lầy trong giai đoạn cao trào nội chiến Quốc Cộng lần thứ 1 (1 tháng 8 năm 1927-26 tháng 12 năm 1936) cũng như chưa sẵn sàng để tiến hành chiến tranh quy mô lớn với Nhật sau cùng đã phải đồng ý với tất cả các điều kiện yêu sách mà Nhật đã đưa ra và dựa trên cơ sở này thì bước sang ngày 10 tháng 6 năm 1935 tức là chỉ 2 ngày trước khi thời hạn tối hậu thư miệng mà phía Nhật đưa ra kết thúc thì tướng Hà Ứng Khâm với tổng chỉ huy Đạo quân Quan Đông của Nhật bấy giờ là Yoshijiro Umezu Mai Tân Mỹ Trị Lang (4 tháng 1 năm 1882-8 tháng 1 năm 1949) đã cùng ký thoả ước bí mật Hiệp định Hà-Umezu a.k.a Mai Tân – Hà Ứng Khâm Hiệp Định
Hiệp định Mai Tân-Hà Ứng Khâm đã trao quyền kiểm soát toàn bộ tỉnh Hà Bắc cho Nhật để rồi do bởi được sự khuyến khích từ Đạo quân Quan Đông chống lưng phía sau mà vào ngày 15 tháng 11 năm 1935, uỷ viên hội đồng khu vực Luantung nằm trong vùng phi quân sự Hà Bắc là Yên Nhữ Canh vốn được ngồi vào vị trí trên nhờ vào việc Yên Nhữ Canh trước đó vào năm 1932 đã từng tham gia cuộc hoà đàm dàn xếp việc ngừng bắn lẫn phi quân sự hoá Thượng Hải giữa Quốc Dân Đảng với Nhật Bản sau sự biến Thượng Hải (28 tháng 1 tới 3 tháng 3 năm 1932), đã tuyên bố quyền tự trị cho 22 huyện nằm dưới quyền quản hạt của mình để rồi sang ngày 25 cùng tháng, Yên Nhữ Canh đã tiến thêm bước nữa khi tuyên bố ly khai khỏi Quốc Dân đảng để chính thức lập nên Chính phủ Tự trị Đông Hà Bắc dưới sự chống lưng của Nhật
Cùng với việc Yên Nhữ Canh tuyên bố ly khai Trung Hoa Dân quốc của Quốc Dân đảng để lập nên Chính phủ Tự trị Đông Hà Bắc thì Lực Lượng Gìn Giữ Khu vực Phi Quân sự Hà Bắc cũng bị giải thể và thay vào đó thì Chính phủ Tự trị Đông Hà Bắcđã lập nên quân đội riêng của mình
Dù vậy thì Chính phủ Tự trị Đông Hà Bắc đã nhanh chóng vấp phải sự phản kháng từ các phần tử kháng Nhật với sự kiện vào tháng 7 năm 1936 thì dưới sự dẫn dắt của 1 đạo sỹ già, 1 phong trào nổi dậy chống Nhật lẫn lực lượng thân Nhật của nông dân được tổ chức dưới hình thức hội kín mang màu sắc tôn giáo thần quyền dị đoan là Hoàng Sa Hội đã nổ ra ở Mật Vân thuộc đông bắc Bắc Kinh ngày nay
Dù rằng ban đầu thì nghĩa quân nông dân thần quyền của Hoàng Sa hội đã đánh bại quân đội Đông Hà Bắc của Yên Nhữ Canh song người Nhật đã nhanh chóng can thiệp và đánh bại quân nổi dậy vào tháng 9 cùng năm 1936 khiến cho khoảng 300 nghĩa quân nông dân của Hoàng Sa hội bị tử trận hay bị thương trong lúc chiến đấu
Tuy vậy thì đó chỉ mới là kiếp nạn đầu tiên của chính quyền bù nhìn Chính phủ Tự trị Đông Hà Bắc do Yên Nhữ Canh lãnh đạo khi mà 1 biến cố thứ 2 xảy đến với Chính phủ Tự trị Đông Hà Bắc đã khiến Yên Nhữ Canh sau đó đã phải nhận lãnh đủ hậu quả khi lựa chọn cộng tác với người Nhật
Cùng với việc Nhật nổ súng tại Sự biến Lư Câu Kiều a.k.a Cầu Marco Polo ở ngoại ô Bắc Kinh từ ngày 7 tới ngày 9 tháng 7 năm 1937 thì Cuộc chiến Trung – Nhật lần thứ 2 (7 tháng 7 năm 1937-2 tháng 9 năm 1945) đã chính thức diễn ra để rồi sang ngày 25 với 26 cùng tháng7, quân Nhật đã lần lượt nổ súng đánh nhau với Quốc Dân đảng ở Lang Phường ở Hà Bắc cùng Quảng An Môn ở khu vực khu phố cổ tại Bắc Kinh
Mặc dù cộng tác với Nhật song Yên Nhữ Canh vẫn là 1 người Trung Hoa và khi Trung Hoa lâm cảnh nguy khốn trước làn sóng xâm lược của người Nhật thì tinh thần dân tộc sau cùng cũng đã thức tỉnh bên trong con người Yên Nhữ Canh dẫn đến sau đó xảy ra sự kiện Binh biến Thông Châu chống quân xâm lược Nhật do quân đội Đông Hà Bắc tiến hành với sự ngấm ngầm góp gió từ chính Yên Nhữ Canh
Sau khi tiếng súng chính thức xâm lược Trung Quốc của Nhật vang lên ở Lư Câu Kiều vào đầu tháng 7 thì 1 đơn vị gồm khoảng 800 quân Quốc Dân đảng do tướng Tống Triết Nguyên (30 tháng 10 năm 1885-5 tháng 4 năm 1940) chỉ huy đã kéo tới đóng bên ngoài trái tim của Chính phủ Tự trị Đông Hà Bắc là Thông Châu mà nay chính là quận Thông Châu ở phía đông nam Bắc Kinh mặc cho sự phản đối quyết liệt từ người Nhật đang bảo hộ cho Chính phủ Tự trị Đông Hà Bắc
Có 1 điều mà người Nhật lúc này không biết là trước sự xuất hiện của quân Quốc Dân đảng bên ngoài Thông Châu, Yên Nhữ Canh đã quyết định đi đêm với Tống Triết Nguyên để hất cẳng người Nhật khỏi Thông Châu
Dù vậy thì cùng với việc chiến sự leo thang giữa Nhật với Quốc Dân đảng ở Lang Phường ở Hà Bắc cùng Quảng An Môn ở khu vực khu phố cổ tại Bắc Kinh thì cũng trong ngày 26 tháng 7 năm 1937, chỉ huy quân Nhật tại Thông Châu đã ra lệnh giải giáp vũ khí quân Quốc Dân đảng đang đóng bên ngoài thành Thông Châu song ngay cả khi bị rơi vào tình thế bị kẹp giữa quân Nhật đóng bên ngoài với Thông Châu lẫn việc bị đối phương áp đảo cả về quân số lẫn hoả lực thì khoảng 800 quân Quốc Dân đảng đóng ngoài Thông Châu đã không chỉ từ chối giao nộp vũ khí mà họ còn nổ súng đánh nhau với người Nhật từ ngày 27 sang ngày 28
Việc dù bị đơn độc giữa vòng vây nhưng vẫn sẵn sàng chiến đấu đến cùng của khoảng 800 quân Quốc Dân đảng đã ảnh hưởng tới binh sỹ Đông Hà Bắc của Yên Nhữ Canh vốn cộng thêm khoản bí mật đi đêm giữa Yên Nhữ Canh với Quốc Dân đảng thì lính Đông Hà Bắc khi được quân Nhật yêu cầu gia tăng tấn công với đội quân của Tống Triết Nguyên ở bên ngoài Thông Châu đã từ chối thực hiện dẫn đến việc vào đêm 28 tháng 7 năm 1935, Nhật đã ném bom doanh trại quân Đông Hà Bắc
Trước việc bị quân Nhật bức hiếp quá đáng thì nửa đêm 28 bước sang ngày 29 tháng năm 1937, khoảng 5000 quân Đông Hà Bắc thuộc 2 đơn vị Huấn luyện số 1 và số 2 đã nhất tề tiến hành binh biến, tấn công người Nhật trong thành – Binh biến Thông Châu sau cùng đã chính thức bùng nổ
Tuy rằng sau cùng thì lực lượng Đông Hà bắc đã bị đàn áp song quân Đông Hà Bắc cũng đã tiến hành phóng hoả phá huỷ phần lớn Thông Châu và giết nhiều người ngoại quốc hệt như những chiến binh Nghĩa Hoà Đoàn xưa đã làm với số tổn thất bên cạnh các nhân sự quân đội Nhật thì còn có cả xấp xỉ khoảng 260 thường dân không phải người Trung Hoa nhưng do sống tại Thông Châu sai thời điểm nên cũng đã bị mất mạng trong cuộc nổi dậy giữa lúc những mục tiêu chính của Binh biến Thông Châu chính là nhân sự người chính quốc Nhật Bản và thuộc địa của nhật như Triều Tiên thì khác nhau theo các nhân chứng cùng thời với việc 1 phóng viên Hoa Kỳ tới thăm hiện trường đã báo cáo rằng số nhân sự của Đế quốc Nhật bị tổn thất ở Binh biến Thông Châu rạng ngày 29 tháng 7 năm 1937 là 117 người Nhật cùng 108 người Triều Tiên trong khi theo nhật ký cá nhân của chính Tưởng Giới Thạch thì con số đó chênh lệch 1 tý là 104 người Nhật cùng 108 người Triều Tiên
Cho dù số tổn thất nhân mạng của người Nhật tại Binh biến Thông Châu rạng 29 tháng 7 năm 1937 kiểu nào thì người Nhật dù sau đó vẫn duy trì Chính phủ Tự trị Đông Hà Bắc song do bởi sự móc ngoặt của mình với Quốc Dân đảng dẫn đến xảy ra cuộc Binh biến Thông Châu mà Yên Nhữ Canh sau đó đã bị người Nhật bắt và kết án tử hình song do được sự can thiệp bởi 1 chính khách Nhật có lập trường chủ nghĩa dân tộc cực đoan với vai vế không nhỏ khi là người lập ra các hội kín Gen’yosha Hội Biển Đen (Huyền Dương Xã) cùng Kokuryukai Hội Rồng Đen (Hắc Long Hội) mang thiên hướng cực hữu ảnh hưởng đến đường lối đối ngoại của chính phủ Nhật nên sau cùng thì Yên Nhữ Canh chỉ bị kết án lưu đày 5 năm tại Nhật trước khi được thả về năm 1942 để phục vụ chính quyền bù nhìn Uông Tinh Vệ cho tới năm 1944 (do bởi việc cộng tác với Nhật nên sau khi Nhật đầu hàng năm 1945, Yên Nhữ Canh đã bị Quốc Dân đảng bắt rồi đem kết án tội danh phản quốc trước khi lôi ra xử bắn ở Nam Kinh vào ngày 1 tháng 12 năm 1947)
Sau khi Yên Nhữ Canh bị người Nhật đưa đi lưu đày 5 năm ở Nhật thì dù Chính phủ Tự trị Đông Hà Bắc vẫn được Nhật duy trì thêm 1 thời gian trước khi bị giải thể vào ngày 1 tháng 2 năm 1938 để nhập vào 1 chính phủ bù nhìn khác cũng do người Nhật lập ra trên bộ phận miền Bắc Trung Quốc là Chính quyền Lâm thời Trung Hoa Dân quốc của Vương Khắc Mẫn
II. Quân sự
Về kinh tế thì khu vực Đông Hà bắc với vị trí chuyển tiếp giữa Mãn Châu với Trung Nguyên nên điều kiện cơ sở hạ tầng công nghiệp ở khu vực này cũng khá phát triển mà do bởi sự chống lưng của người Nhật cho Yên Nhữ Canh lập nên chính phủ tự trị ở Đông Hà bắc nên Yên Nhữ Canh sau đó đã quản lý các công ty ở đây như công ty hoá chất Vĩnh Lợi, công ty xi măng Khải Tân, công ty đầu máy xe lửa lẫn đường sắt Đường Sơn, ruộng muối Trường Lô, mỏ than Vạn Lý Trường thành…ở 7 huyện cho Nhật quản lý
Song song đó thì Chính phủ Tự trị Đông Hà Bắc cũng bị buộc phải giao hơn 10,000 hecta đất ở các huyện cho các công ty người Nhật để họ tiến hành thí điểm việc trồng bông vốn thông qua các công ty này thì người Nhật nhanh chóng thao túng công nghiệp sợi bông của địa phương
Tiền thân lực lượng quân đội Đông Hà Bắc chính là Lực Lượng Gìn Giữ Khu vực Phi Quân sự Hà Bắc cũ có nhiệm vụ giữ trật tự trị an khu phi quân sự rộng 100 cây số ở phía nam Vạn Lý Trường thành để rồi sau khi giải thể thì nhân sự đội Lực Lượng Gìn Giữ Khu vực Phi Quân sự Hà Bắc cũ đã được tích hợp vào quân đội Đông Hà Bắc song dù vậy thì so với Lực Lượng Gìn Giữ Khu vực Phi Quân sự Hà Bắc cũ thì quân đội Đông Hà Bắc có được chút cải thiện hơn khi lính Đông Hà Bắc được các cố vấn Nhật là các sỹ quan đến từ Đạo quân Quan Đông chính tay huấn luyện trong suốt 1 năm ròng với việc ban ngày lính Đông Hà Bắc được các cố vấn Nhật cho tập luyện thao trường giữa lúc đêm đến thì các cố vấn Nhật lại nhồi sọ lính Đông Hà Bắc các bài học về đề tài “Chống Cộng Sản”
Về quy mô và tổ chức thì toàn quân chính quy Đông Hà Bắc có thể chia ra làm 3 bộ phận là lính bảo an, quân cảnh cùng dân quân với bộ phận lính bảo an gồm cả thảy khoảng 18,000 quân được chia thành 4 quân đoàn chiến đấu 3500-4000 quân cùng quân đoàn huấn luyện 2000 thiếu sinh quân của Yên Nhữ Canh với các quân đoàn chiến đấu tới lượt mình thì lại được tổ chức hợp thành 2 quận đội vốn các quận đội từ 3 lữ đoàn có 480 lính cùng 1 đơn vị huấn luyện với các lữ đoàn này lại được hợp thành từ 3 đội nhỏ hơn do 3 viên cố vấn người Nhật quản lý được trang bị cả các vũ khí hạng nặng như sơn pháo, pháo dã chiến súng máy cùng cảnh sát cưỡi ngựa và bộ phận liên lạc
Các bộ phận của quân Đông Hà Bắc là cảnh sát với tổng quân số 12,000 người cùng lực lượng dân binh 100,000 người hợp thành từ các đội tự vệ tản mác của các thị trấn, làng mạc, công ty, băng nhóm
Bên cạnh đó thì các vùng của chính phủ Hà Bắc cũng phải chiêu mộ trong hàng ngũ lực lượng bảo an của mình ra 1 nhóm người làm công việc giữ trị an được đặt dưới quản lý của sở cảnh sát địa phương với tổng lực đội này là 15,000 người được trang bị nhẹ cũng như được chia thành các nhóm hoạt động 30-50 người và quan trọng hơn hết thì dù được biên chế vào 1 đội có nhiệm vụ riêng song những người này vẫn hoàn toàn không bị tách biệt hoàn toàn khỏi biên chế các đội bảo an
Bổ sung vào đó thì chính phủ Đông Hà Bắc để duy trì quân đội cũng thực hiện cả các chính sách thưởng phạt lẫn lương hưu trí với các binh sỹ và bên cạnh đó thì trong khu vực Đông Hà Bắc cũng có sự hiện diện của hơn 3000 quân Nhật chia ra đóng ở các khu vực quan trọng như Sơn Hải quan, Tần Hoàng Đảo, Đường Sơn, Đường Cô, Thông Châu…sẵn sàng phối hợp tác chiến với quân Đông Hà Bắc khi cần như họ đã làm đối với cuộc nổi dậy của nông dân do Hoàng Sa Hội dẫn dắt diễn ra từ tháng 7 tới tháng 9 năm 1936

You may also like

Leave a Comment