Tết Trung Thu, còn ai chơi cái này? ?

by admin

Tiến Sĩ Giấy, đồ chơi truyền thống của ngày Tết Trung Thu

Xin chào, lâu lắm rồi mới có một nội dung thú vị để gửi đến các bạn, mong là bạn sẽ thích nó. Ngày xưa trong mâm cỗ Trung Thu, không thể thiếu ông tiến sĩ giấy cùng hai ông lính đánh gậy trông trăng và trái cây, bánh nướng, bánh dẻo,…

Ngày nay, “ông tiến sĩ giấy” là một cái tên xa lạ mà người trẻ ít ai biết tới, thậm chí, người làm và bán cũng chẳng còn nhiều. Tiến sĩ giấy là món đồ chơi thủ công, biểu trưng cho những người học hành giỏi giang, đỗ đạt được làm quan lớn trong triều, cũng là nơi mà các bậc phụ huynh gửi gắm ước mong con em mình sẽ thành người có ích, thành tài.

Ít ai biết, nguồn gốc của món đồ chơi ông tiến sĩ giấy là để tưởng nhớ một nhân vật có thật trong lịch sử – ông Đỗ Kính Tu – Bậc đại khoa học giỏi, hiếu học, đỗ đạt cao và là một người cương trực. Lúc còn sống ông không chỉ giúp dân chống lũ, mà còn để lại nhiều cống hiến trong việc nâng cao dân trí tại địa phương. Nhờ vậy, từ sau khi ông mất đi, trải qua các triều Lý, triều Trần, triều Lê… làng Hậu Ái có rất nhiều người đỗ tiến sĩ, cử nhân, tú tài.

Món đồ chơi này cũng được nhắc tới trong thơ Nguyễn Khuyến (Vịnh Tiến sĩ giấy – Ông nghè tháng Tám), là bài thơ trào phúng vô cùng nổi tiếng:

Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai.

Cũng gọi ông nghè có kém ai.

Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,

Nét son điểm rõ mặt văn khôi.

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?

Cái giá khoa danh ấy mới hời!

Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ,

Nghĩ rằng đồ thật, hoá đồ chơi!

Sẵn tiện làm một video để ghi lại kỷ niệm lần đầu được “đón” ông tiến sĩ giấy về cầu thành đạt, mình để lại đây một vài hình ảnh về món đồ chơi truyền thống này, mời các bạn cùng xem nhé!

You may also like

Leave a Comment