TOTE BAG – SỰ THỰC DỤNG TRỞ LẠI.

by admin

Những chiếc túi Chiquito của Jacquemus hay small size của Telfar và giờ đây là 1DR Bag của Diesel với kích cỡ nhỏ nhắn vẫn đang thu hút đối tượng sử dụng là người trẻ rất nhiều vì cảm giác thời trang cũng như đảm nhận tốt vai trò là “IT bag” với feeling mà chúng mang tới. Nhưng chắc chắn một điều rằng, điểm gãy của những chiếc túi này rồi cũng sẽ tới ngay thôi vì chúng có một điểm “ch.ết”.
Điểm đó chính là công năng của một chiếc túi chúng ta mang trên người. 1 chiếc bags từ những thương hiệu bình dân, tầm trung đến cao cấp đều luôn cân đối “Công năng” cho tới “Thiết kế”, “Chất lượng”. Khi mà Gen Z phát triển, phần “Công năng” của những chiếc túi đã được các thương hiệu thông qua người nổi tiếng thể hiện ra nhẹ nhàng hơn. Chúng được phát triển như 1 trang sức hơn là 1 chiếc túi. Điều này matching đúng với xu thế của hiện tại – khi mà thể hiện thời trang không cần phải đi ra ngoài đường quá nhiều mà chỉ cần chụp ảnh, quay clip tại nhà. Đợt cách ly diễn ra càng đánh sâu vào tâm lý này trong cách sử dụng một chiếc túi thời trang (Ở nhà cần gì mang đồ hoặc đi ra ngoài thì cần gọn nhẹ nhất có thể). Từ Jacquemus – một khái niệm New Luxury với cách truyền đạt hình ảnh sang trọng thông minh đã thuyết phục thành công khách hàng trẻ bỏ ra một số tiền kha khá để mua một chiếc túi không thể đựng nổi một cái ví hay điện thoại.

Nhưng điểm gãy đó đã dần dần tới ngưỡng khi mà cuộc sống con người quay trở lại bình thường, nhịp sống trở lại nhanh dần. Lịch làm việc dày đặc, deadline/KPI bủa vây khiến con người lại phải cần tới “Công năng” cơ bản của chiếc túi. Đó là “Không gian” và “Tích trữ”. Một chiếc túi phải đựng vừa ít nhất một cái laptop 13”, ví, giấy tờ đi kèm và với phụ nữ còn ti tỉ thứ linh tinh đi kèm (make up, điện thoại, pin dự phòng etc…) cho ngày làm việc – từ văn phòng tới chỗ hẹn tới nhà. Không cần phải thay túi quá nhiều, không cần vò đầu suy nghĩ có bỏ vừa một cái gì hay không. Và thực tế đã chứng minh trong một cuộc khảo sát với đối tượng là những người phụ nữ thành đạt/giàu có – 71% đều trả lời là sẵn sàng mua một chiếc túi tote của các nhãn hàng cao cấp hơn các kiểu túi thiết kế thời trang khác. Nghĩa là vừa “Công năng” vừa “Thương hiệu”.

Thực dụng hơn là người tiêu dùng từ phân khúc trung cấp trở lên bắt đầu hướng tới những loại chất liệu tiện dụng hơn, không cần quá lo tới việc bảo quản, ít sang trọng hơn như canvas, raffia hay knit. Sau đại dịch, tote-bag hồi sinh lại với một statement “thực tế’ – Carry alls (Mang tất cả mọi thứ).Ở nhiều thương hiệu khác nhau, totebag trở thành mặt hàng chủ lực trong bất kỳ dòng túi nào với khoảng giá vô cùng rộng và có thể tiếp cận cho mọi phân khúc.

“Công năng” với người dùng là thế, nhưng tote bag cũng “Công năng” với chính thương hiệu đã sản xuất ra chúng. Tote bag là một công cụ marketing hiệu quả của các fashion brands với thiết kế đơn giản, thực dụng với “Khoảng trống” như billboard có thể in được logo thương hiệu. Billboard mà chúng ta thường thấy ở các ngã giao thông thì bất động, nhưng “Billboard” Tote bag thì được mang di động khắp mọi nơi bởi sự “Tự nguyện” của khách hàng. Không hề than vãn, không hề kêu ca, không hề tốn 1 chi phí mà lại còn được khách hàng tự hào nữa chứ. Đó là giá trị của thương hiệu.

Đơn giản thôi, không phải ai cũng biết saddle bag của DIOR( Nhiều khi có cả monogram của nhà này) nhưng nhìn chiếc túi tote bag có in chữ “Christian Dior” thì ai cũng biết đó là Dior rồi. Mục đích của thời trang cao cấp, của đồ hiệu đó là nâng vị thế của người sử dụng chúng, khiến người khác phải ngước nhìn. Totebag đáp ứng điều đó một cách trực diện – tương tự như với 1 cái áo graphic tee của Gucci, Louis Vuitton hay Dior vậy.

Hơn nữa, do thiết kế đơn giản cũng như tiêu chuẩn về chất liệu không quá cao như những mẫu túi da hay SLGs (Small leather goods) khác cho nên totebag là sản phẩm túi “cao cấp” với mức giá có thể sử dụng để tiệm cận nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Có thể rất cao so với người bình thường, nhưng nếu chúng ta nhìn vào bảng giá của các nhánh sản phẩm mà thương hiệu phân phối/ Tote bag luôn nằm ở mức giá rẻ nhất. Tỉ dụ như Lady Dior có giá khoảng $5400 thì totebag “Chỉ” có mức giá cao nhất khoảng $4000, Gucci/Louis Vuitton hay Saint Laurent cũng tương tự. Giống như cánh cửa bước vào thế giới “Đồ túi hiệu” thì tote bag chính là cánh cửa đó.

Còn về mass market thì sao?

Totebag là một item không thể thiếu trong cuộc sống chúng ta hàng ngày nhưng chắc chắn không ai muốn một chiếc túi totebag trống trơn hay quá bình thường. Các thương hiệu nhỏ và bình dân hơn đã mang tới các options cho khách hàng khi cung cấp những chiếc túi tote bag với mức giá hợp lí và đảm bảo được “Tính đẹp và thời trang” cùng với hệ sinh thái thời trang của họ. Ngoài ra còn cá nhân hóa bằng việc in lên những quote, logo hay trend slogan để thu hút khách hàng.

You may also like

Leave a Comment