Khủng hoảng Hiến pháp Nga 1993 – Tổng thống đại chiến Quốc Hội

by admin

Khủng hoảng hiến pháp Nga năm 1993 là đối đầu bạo lực diễn ra đầu tháng 10/1993 tại Moscow, giữa một bên là các nhà lập pháp trong quốc hội với phe ủng hộ Tổng thống Liên bang Nga, Boris Yeltsin.

Chính biến xảy ra ngay sau khi ông Boris Yeltsin ký sắc lệnh số 1400 về việc “từng bước cải cách hiến pháp” vào ngày 21/9/1993, giải tán Xô viết tối cao và Đại hội đại biểu nhân dân. Tòa án Hiến pháp phán quyết tổng thống vi hiến và công nhận đó là cơ sở để có thể bãi nhiệm tổng thống, trao quyền lực tạm thời cho Phó tổng thống Aleksandr Rutskoy.

Sau kết luận của Tòa án Hiến pháp, ông Rutskoy chính thức nhận chức danh Quyền tổng thống. Đại hội cũng cử ra các gương mặt mới vào giữ các chức bộ trưởng then chốt trong chính phủ lâm thời như Victor Barannikov làm Bộ trưởng Quốc phòng, Vladislav Achalov giữ chức Bộ trưởng An ninh, Andrei Dunayev đảm nhiệm vị trí Bộ trưởng Nội vụ. Đáp trả, chính phủ của Tổng thống Yeltsin đã cắt đứt các đường dây điện thoại cũng như hệ thống cung cấp điện, nước từ bên ngoài vào tòa nhà Quốc hội Nga khi đó.

Từ ngày 21 đến ngày 24 tháng 9 những người tuần hành đã biểu tình chống lại các điều kiện sống ngày càng xấu đi dưới thời Yeltsin. Ngày 28-9, Moscow chứng kiến những vụ đụng độ có đổ máu đầu tiên giữa cảnh sát và những người tuần hành phản đối Yeltsin. Cũng trong ngày 28 tháng 9, Bộ Nội vụ bắt đầu phong toả toà nhà nghị viện (Người Nga gọi là Nhà Trắng) . Rào chắn và dây thép gai được bố trí quanh toà nhà.
Ngày 1 tháng 10, Bộ nội vụ ước tính 600 chiến binh với một lượng lớn vũ khí đã gia nhập lực lượng vũ trang trong toà nhà nghị viện. Các tay súng bắn tỉa bịt mặt xuất hiện trên nóc tòa nhà. Ngày 30 tháng 9,
Ngày 28/9/1993, Moscow chứng kiến các vụ đụng độ đầu tiên giữa cảnh sát đặc nhiệm với những người tuần hành chống ông Yeltsin. Một ngày sau đó, Tổng thống Yeltsin và Thủ tướng Chernomyrdin ra tối hậu thư buộc đối phương phải đưa hết người ra khỏi tòa nhà trước ngày 4/10 và giao nộp vũ khí.

Đến ngày 30/9/1993, Giáo trưởng Aleksy II đứng ra làm trung gian hòa giải, kêu gọi hai bên đàm phán. Giáo trưởng kêu gọi phe của Tổng thống Yeltsin chấp nhận giải tỏa vòng vây vào 24h đêm cùng ngày, bãi bỏ sắc lệnh số 1400 trong khi Quốc hội hủy bỏ những văn kiện đã được Xô viết tối cao thông qua vào ngày 21/9. Cùng lúc đó, những vật chướng ngại đầu tiên được xây dựng trên đại lộ chính dẫn vào Nhà Trắng. Nhiều người mang cờ và biểu tượng búa liềm đến để thể hiện sự ủng hộ

Ngày 2 tháng 10, những người ủng hộ nghị viện xây dựng các rào chắn và phong toả giao thông trên các đường phố chính của Moscow. Rutskoy hoan nghênh các đám đông từ ban công Nhà Trắng, và hối thúc họ hình thành các tiểu đoàn và đi chiếm văn phòng thị trưởng và trung tâm đài truyền hình quốc gia tại Ostankino. Khasbulatov cũng kêu gọi đánh chiếm Kremli và bỏ tù “tên tội phạm và kẻ tiếm quyền Yeltsin”. Với một số người đã thiệt mạng trên các đường phố, Yeltsin tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại Moscow.

Căng thẳng lên đỉnh điểm khi những người Cộng sản dùng vũ lực chiếm đài truyền hình và Nhà trắng. Quân đội đang trung lập bất ngờ tuyên bố đứng về phía Yeltsin. Các Sư đoàn Tăng Kantemirovskaya và Sư đoàn Taman được lệnh tiến vào Moscow. Tới rạng sáng ngày 4 tháng 10, quân đội Nga đã bao vây toà nhà nghị viện, lực lượng chính phủ bắt đầu chiến dịch triệt phá phe đối lập trong tòa nhà Quốc hội, vài giờ sau xe tăng quân đội bắt đầu bắn vào Nhà Trắng. Mười xe tăng bắn vào các tầng trên của Nhà Trắng, với mục đích giảm thiểu thương vong nhưng tạo ra sự rối loạn và sợ hãi bên trong những người cố thủ. Tới trưa, quân đội đã vào trong Nhà Trắng và chiếm giữ nó, từng tầng một. Các cuộc đấu súng với các tay bắn tỉa trong tòa nhà khiến hơn 20 binh sĩ Nga thiệt mạng. Các loại vũ khí hỏa lực mạnh đều được sử dụng. Nhiều xe tăng được huy động tấn công tòa nhà. Gần 13h cùng ngày, những người bảo vệ trụ sở Xô viết tối cao bắt buộc phải tìm đường ra ngoài. Nhiều người trong số đó bị thương.

Tình hình xấu đi với những người Cộng sản. Hàng chục nghìn người dân Moscow ủng hộ Yeltsin xuống đường áp đảo phe ủng hộ Nghị viện. Lực lượng này tập trung tại Điện Kremli và bắt đầu tiến về Tòa nhà Nghị viện. Họ lên án “những kẻ định một lần nữa nhuộm nước Nga trong máu” và kêu gọi sẵn sàng cho một cuộc nội chiến. Lời kêu gọi tuyệt vọng các phi công của Không quân Nga ném bom điện Kremlin của Rutskoy đã được phát trên đài phát thanh “Tiếng vọng Moscow”. Đáp lại nó là một quả rốc kết từ trực thăng nã vào một trụ sở của Đảng Cộng sản Nga. Tới giữa trưa, cuộc kháng cự của dân chúng trên các đường phố đã hoàn toàn bị đàn áp, chỉ thỉnh thoảng còn những phát đạn bắn tỉa.

Đến 18h ngày 4/10/1993, phe chống Yeltsin tuyên bố đầu hàng. Đến 19h30 cùng ngày, đơn vị đặc nhiệm Alfa đã nắm quyền kiểm soát Nhà Trắng. Ông Rutskoy cùng nhiều nhà lập pháp khác bị bắt giữ. Mãi tới tháng 2/1994, ông cùng các thủ lĩnh của chiến dịch chống Yeltsin mới được ân xá và trả tự do.

Cuộc khủng hoảng kết thúc đánh dấu “ngày đen tối nhất của Moscow suốt 100 năm’- theo lời Tổng thống Medvedev

Đa số người Nga coi các sự kiện từ 21-9 đến 4-10-1993 là một nỗ lực khôi phục chế độ của những người Cộng sản, tương tự như vụ Chính biến tháng 10 năm 1991 của “Bè lũ 8 tên” gồm 8 viên chức cấp cao của ĐCS Soviet. Nhiều người gọi đây là “Cuộc cách mạng tháng 10 thứ 2” trong khi nhiều người coi đây là “Phiên bản ngược của chính biến 1991” khi quân đội Liên Xô đảo chính lật đổ Gorbachev

Cuộc xung đột đã chứng kiến cuộc chiến đấu đẫm máu nhất trên đường phố Moscow từ tháng 10 năm 1917. Kể cả thời điểm quân Đức cận kề Moscow năm 1941 cũng không có nhiều người chết như vậy. Theo các ước tính của chính phủ, 187 người đã chết và 437 người bị thương, trong khi các nguồn thân cận với những người cộng sản Nga đưa ra con số người chết lên tới 2,000. Trong số những người chết có 28 binh sĩ 16 cảnh sát Nga

Dù thắng lợi nhưng cuộc khủng hoảng càng đẩy Yeltsin vào khó khăn chồng chất, đào sâu thêm chia rẽ trong nước Nga những năm 90. Tuy vậy, việc giữ vững được chính phủ cũng giúp nước Nga đạt được sự ổn định chính trị cho đến năm 2000, Putin đã giúp nước Nga hồi sinh.
Nguồn: An Thành Trần

You may also like

Leave a Comment