RỐI LOẠN TÂM THẦN TUỔI HỌC ĐƯỜNG

by admin

Ngọc, 13 tuổi, ở Hà Nội, bị cô giáo phê bình vì nói chuyện riêng trong lớp và yêu cầu làm bản kiểm điểm. Em tự tử.

“Bé được đưa đến bệnh viện cấp cứu, song đã quá muộn, chúng tôi không thể cứu được”, bác sĩ Đỗ Minh Loan, Trưởng khoa Sức khỏe Vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương, chia sẻ tại Hội thảo Rối loạn tâm thần tuổi học đường, chiều 24/11/2020

Đây là 1 ca bệnh điển hình của bệnh rối loạn sức khỏe tâm thần, dưới đây là một số thông tin cơ bản về bệnh, Peachbooks nghĩ cả người lớn và các bạn tuổi teen cần biết để bảo vệ chính bản thân

Đặc điểm rối loạn tâm thần học đường thường gặp gồm rối loạn lo âu và rối loạn tăng động giảm chú ý. Bệnh bắt đầu từ những điểm bất ổn như stress, sang chấn tâm lý từ môi trường học tập và cuộc sống gia đình.

Theo WHO, 20% trẻ em và vị thành niên bị rối loạn tâm thần, 50% khởi phát ở độ tuổi 14. Trầm cảm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tàn tật ở trẻ vị thành niên. Tự tử là nguyên nhân thứ ba gây tử vong ở lứa tuổi 15-19

Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc rối loạn tâm thần chiếm 8% ở trẻ em và 29% ở vị thành niên. Trong đó, rối loạn tăng động, giảm chú ý 14%; rối loạn cảm xúc 11,5%; rối loạn ứng xử hơn 9%.

Riêng tại Hà Nội, tỷ lệ học sinh khảo sát bị trầm cảm là hơn 31%

Trẻ nữ bị trầm cảm, sang chấn tâm lý nhiều hơn trẻ nam. Trẻ sống trong gia đình có mâu thuẫn, tỷ lệ rối loạn cao hơn so với các em trong gia đình hòa thuận

NGUYÊN NHÂN CHÍNH của bệnh: Căng thẳng học tập, thiếu sự hỗ trợ; môi trường học đường bất ổn; gặp trở ngại trong các mối quan hệ tình cảm; sự thay đổi tâm lý, dậy thì trong giai đoạn học đường; thiếu phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và trường học…

(Theo Vnexpress)

___

You may also like

Leave a Comment