Ăn Cắp và Cảm hứng trong nền công nghiệp thời trang – câu chuyện không của riêng ai.

by admin

Có lẽ vấn đề này không còn quá xa lạ đối với những người trong cộng đồng chúng ta hiện tại. Chúng ta hô hào, chúng ta đả kích – chúng ta chửi bới những local brands gọi là “ăn cắp ý tưởng” (xin được để trong dấu ngoặc kép) mà không biết rằng – điều này quá ư là bình thường đối với ngành công nghiệp thời trang trên thế giới và nó đã diễn ra một thời gian cũng khá là lâu rồi.

Điển hình như là các vụ ripoff – copy-cat của các instant fashion retailer có tiếng (Đặc biệt là Zara, HM..) đến những highend fashion khác, hoặc giữa các nhà thiết kế thời trang với nhau. Còn mạnh mẽ hơn ta có “Supreme Italy” và “Supreme USA” hay gần đây Gucci đã thua trong vụ kiện với Cuggl – 1 thương hiệu đến từ Nhật Bản được thành lập bởi Nobuaki Kurokawa chuyên sản xuất các sản phẩm T-shirt parody các nhãn hàng cao cấp. Bằng cách “lách” vô cùng khéo léo là “chặn” nửa logo của Gucci để tạo ra cảm giác “Quen mà lạ, Lạ mà Quen” với CUGGL. Rõ ràng ai nhìn vào cũng tưởng là Gucci nhưng the Marks IP – 1 công ty luật có trụ sở tại Nhật Bản đã cho biết JPO (Japan Patent Office) đã bác bỏ đơn kiện của Gucci vì họ nhận thấy rằng cấu thành của CUGGL chưa vi phạm bản quyền của Gucci khi nhận thấy rằng khách hàng sẽ không nhầm lẫn nếu nghĩ rằng nó là sản phẩm chính hãng của Gucci. Phức tạp không?

Vậy tại sao “Copying” lại trở nên “hoành hành” trong thời trang.

Chúng ta sẽ có hai khái niệm để so sánh trong chủ đề này. Đó là “Imitation”/ “Bắt chước” và “Inspiration”/”Cảm hứng” – và tất nhiên, hai cụm từ này đều là sự nhập nhằng và giải thích của các vụ “Fashion scandal” nổi tiếng – Tây có, Ta thì càng có nhiều hơn. Trong nền công nghiệp thời trang hiện nay – điều đáng buồn là thời trang ăn liền /instant fashion, đang lạm dụng việc “bắt chước” quá liều và khiến cho các nhà thiết kế trẻ “ngáp lên ngáp xuống”. Không cần biết đó là bản thiết kế của designer nào, xuất hiện ở runway ở đâu – chỉ cần vài mùa sau đó (hoặc 1 hay 2 mùa) những món đồ với thiết kế tương tự trên kệ của các nhà phân phối trực thuộc ZARA và H&M. Điều này đã thể hiện rằng – trong nền công nghiệp này, mối mật thiết với việc sao chép ý tưởng khá là phức tạp.

Thông thường, việc sao chép – nạn nhân đầu tiên chính là các thương hiệu nhỏ, những designer nhỏ, độc lập – họ post các sản phẩm của mình lên các social page như Pinterest/ Instagram cá nhân – và chính những thứ đó đã trở thành nguồn “tài sản trí tuệ” dồi dào cho các gã khổng lồ thời trang ăn liền lớn. Điều này luôn dấy lên những buổi tranh luận nãy lửa trong các fashion show/ fashion exhibition – khi người ta tranh đấu rằng – các gã thời trang nhanh kia đang nuốt chửng chất xám của các nhà tạo mẫu/ thương hiệu trẻ – còn các ý kiến tích cực rằng – nó cũng đóng góp 1 phần cho việc xây dựng tên tuổi của các designer đó – khi họ không đủ tài chính để phát triển “đứa con của mình” lên 1 tầm cao hơn.

Thế là các câu hỏi vô vàn được tạo ra? Thế có ổn không? Tại sao nó lại được chấp nhận? Tại sao Zara, HM, Mango ngang nhiên ăn cướp trắng trợn. Và tại sao là: ngay cả các ngôi đền thời trang lớn – cũng dung túng cho việc này – khi Alessandro Michaele có thể sử dụng những sự sáng tạo bên ngoài trên runway của Gucci, hay việc Rafsimons sử dụng mẫu áo cape của Bonnie Cashin trên đường bang của Calvin Klein . Nó có đúng không?

Xin bỏ qua các luồng thông tin phức tạp về luật “Bảo hộ tác quyền” của Mỹ – các nước châu Âu. Chỉ xin nhấn mạnh về việc các bộ luật tác quyền này còn nhiều kẽ hở nghiêm trọng để các hãng ăn cắp lách luật và kiếm hàng chục triệu đô. Tiêu biểu là Zara, HM vẫn làm đều đều và kiếm tiền tỉ mỗi ngày mà có ai kiện đâu. Cũng nói thêm, chi phí luật sư ở nước ngoài khi kiện tụng, từ dân sự tới hình sự và các pháp lý kinh tế đều rất mắc mỏ – nên cũng là 1 điểm khiến các nhà thiết kế chùn bước khi định khởi kiện 1 ông lớn nào đó.

Vậy chúng ta quay lại với thời trang – khi ranh giới của việc Bắt Chước và Lấy cảm hứng khá mong manh?

Một điều phải nói rằng – thời trang là 1 ngành nghệ thuật, mà đã là nghệ thuật, thì phụ thuộc rất nhiều vào cảm hứng. Thực tế đã chứng minh rằng – toàn bộ ngành công nghiệp thời trang hiện nay đều phải dựa vào dòng chảy của thời đại, cảm hứng đóng 1 vai trò quan trọng trong việc tác nhân và tạo điều kiện để tạo xu hướng. Cảm hứng có thể đến từ hiện tại, quá khứ và ngay cả tương lai (Đó là lí do chúng ta có Retro Vintage hay Futuristic) – và điều quan trọng cho người trong giới thời trang hay đam mê nó, là phải phân biệt được đâu là bắt chước, và đâu là cảm hứng.

Bắt chước – Imitation thường được nêu khái niệm là việc sản xuất các bản sao giống hệt so với bản gốc (Copying 100%) hay/hoặc sao chép đáng kể các artwork, form dáng của các artists/designer khác về ứng dụng lên sản phẩm của mình.

Còn cảm hứng – thì tất nhiên là khác – so với bắt chước, cảm hứng đòi hỏi các thương hiệu, các nhà tạo kiểu phải lấy các yếu tố hiện có – các tác nhân mà mình đang sở hữu tại thời điểm hiện tại – để diễn giải chúng theo 1 cách mới so với nguyên mẫu. Ví dụ như: Chí phèo thời Nam Cao rạch mặt ăn vạ, thì Chí Phèo thời nay lên Facebook la làng và dắt mũi công chúng – đó cũng gọi là 1 cách cảm hứng. Cảm hứng khá phổ biến trong thời trang – nên việc nó xuất hiện thông qua các collections của các nhà mẫu, các thương hiệu thời trang – trông có vẻ na ná nhau, nhưng khác nhau về chất liệu – về kiểu may và cách diễn giải câu chuyện của họ. Thì đó là cảm hứng!.

Bên cạnh đó, có những thứ thiết kế hay một form dáng cụ thể nào đó đã không còn thuộc về một bên nào rõ ràng – một nhà thiết kế hay một thương hiệu. Nó đã không còn là chất xám riêng của một ai mà đó là tài sản của nền văn minh nhân loại. Thế nên việc các nhà thiết kế hay thương hiệu phát triển dựa trên góc nhìn cá nhân và “Lỡ” mà có những điểm giông giống nhau cũng chẳng phải là chuyện lạ đi chăng nữa. Vậy thì điểm khác biệt sẽ nằm ở các chi tiết được thể hiện hay chất liệu làm ra sản phẩm đó.

Với người thường như chúng ta – việc nhìn nhận các sản phẩm giống nhau sẽ có chung 1 ý nghĩ là “Bắt chước! Sao chép” nhưng đối với nhiều người trong ngành công nghiệp này, họ có thể phân biệt được, đâu là cảm hứng, đâu là đạo nhái. Và ranh giới của nó rất là mong manh. Tuy nhiên – thời trang hiện tại đang hoàn toàn phụ thuộc vào việc lấy cảm hứng từ các nguồn hiện có và trong quá khứ. Đó chính là lí do nếu cứ gọi bất kỳ sản phẩm nào đó là “Bắt chước’ 1 cách vô tội vạ và không tìm hiểu thì thời trang sẽ bị tước đi các tính năng tìm kiếm các vấn đề hiện tại để xây dựng cảm hứng.

Copy là 1 chuyện, tìm kiếm để xây dựng cảm hứng là 1 chuyện khác. Nên trong 1 case hay 1 vấn đề nào đó – chúng ta nên tìm hiểu rõ rang và xem người đứng đầu giải thích sao về việc họ lấy idea này, idea kia để xác định được. Is it a copy or is it a Inspirastion Based?

You may also like

Leave a Comment