CÀY CUỐC CẢ ĐỜI VẪN KHÔNG NGÓC ĐẦU LÊN NỔI NẾU CÒN TIẾP TỤC LÀM 9 ĐIỀU NÀY

by admin

(Điều số 5 hầu như ai cũng mắc phải)

1. Không muốn học hỏi

Đời người có 2 sai lầm lớn nhất đó là: Thành vợ chồng rồi thì không yêu nữa, tốt nghiệp xong thì không học nữa. Cự tuyệt học tập chính là cự tuyệt phát triển, phụ huynh không học tập sẽ bị con cái bỏ xa làm khoảng cách giữa hai thế hệ ngày càng lớn.

Người học tập giống như một cây cao lớn, tự nhiên sẽ có những bụi cây cao mọc xung quanh. Một người không học sẽ tách rời với xã hội, không theo kịp tiến độ của thời đại, như người sống ở thế kỷ 21 nhưng tư tưởng lại ở thế kỷ 20.

Luôn có những người trên thế giới không sẵn sàng để học bất cứ điều gì mới mẻ. Họ đã dùng mắt để nhìn chứ không dùng nhãn quan để phán đoán. Người mắt đ.iếc tai ngơ trước cái mới nhất định sẽ bị xã hội đào thải.

2. Luôn trì hoãn

Kế hoạch thì chất đống nhưng thi hành như gà mắc xương. Giống như một người luôn muốn giảm cân, nhưng lại luôn trì hoãn. Buổi tối hôm nay cô ấy đã lên kế hoạch để chạy bộ giảm cân, nhưng một cuộc điện thoại gọi đi ăn và cô đã lỡ ăn những thứ ngoài chế độ, rồi cô tự nhủ thôi để ngày mai bắt đầu lại. Rồi ngày này lại lỡ sang ngày khác. Kết quả là kết thúc một tháng thành quả giảm cân chẳng thấy đâu.

Bạn thường có xu hướng thích lập kế hoạch, nhưng cũng dễ bị cám dỗ bởi những tác động xung quanh mà xa rời kế hoạch đã đề ra. Điều đó chứng tỏ bạn đang tự biến mình trở nên vô dụng. Hãy nhớ với một công việc được lên kế hoạch, có lẽ là có 100 người đều đã chuẩn bị, nhưng chỉ có một người đã làm được điều đó và dĩ nhiễn, người đó thành công.

3. Bốc đồng 3 phút

80% thất bại của thế giới đều là do đi được nửa đường và bỏ cuộc. Thậm chí có những người cuộc sống giống như hoa sen trong hồ. Nhanh nở cũng nhanh tàn. Ngay khi bạn bắt đầu công việc được 8 ngày, bạn dần cảm thấy có chút khó khăn, bạn chán nản, buồn bã, rồi bỏ dở vào ngày thứ 9, đến ngày thứ 10 coi như lại bắt đầu lại.

Một phần của sự bỏ cuộc này, có lẽ do bạn chưa có khâu chuẩn bị tốt hoặc có thể chính là tính “bốc đồng” của bạn, cả thèm chóng chán.

4. Sợ bị từ chối

Lòng tự tôn quá bị coi trọng và cũng dễ bị tổn thương. Tôi ghét bị từ chối vì vậy những việc mà có khả năng bị từ chối thì tôi không muốn thử.

Thực tế, sợ bị từ chối là một c.ăn b.ệnh rất dễ bắt gặp trong cuộc sống. Khi xin việc, bạn sợ mình không đủ tiêu chuẩn. Khi b.án h.àng, bạn sợ không b.án được hàng. Khi mua hàng, bạn sợ bị la m.ắng nếu mặc cả. Sự từ chối diễn ra ở khắp nơi, dưới nhiều hình thức.

Ngay ở môi trường công sở, khi đồng nghiệp đề nghị bạn thực hiện một việc gì đó, dù không muốn, nhưng cuối cùng bạn vẫn đồng ý làm. Chỉ vì ngại từ chối. Vì sợ m.ất lòng đồng nghiệp.

Đầu óc của chúng ta được lập trình để thu hút sợ hãi và thường tưởng tượng ra những kịch bản tệ hại nhất.

Những trải nghiệm trong quá khứ cũng là nguyên nhân định hình nên cách bạn hành động ở hiện tại và tương lai. Quá khứ từng thất bại hoặc có trải nghiệm xấu với một việc gì đó, nó dẫn đến nỗi sợ hãi hiện tại của bạn.

Không ai thích bị từ chối, nhưng chúng ta cần học cách chấp nhận nó, chứ không phải là trốn tránh.

5. Tự đặt ra giới hạn cho bản thân

Đó cũng giống như tự g.i.ết c.h.ết năng lực tiềm ẩn. Điều thực sự ngăn cản bạn tiến bộ không phải là bạn thiếu khả năng, không phải là môi trường khắc nghiệt, mà là sự tự giới hạn bên trong của bạn.

Đừng bao giờ nói rằng bạn không thể làm điều gì đó, nếu bạn nói quá nhiều, thì bạn sẽ thực sự không thể làm được đâu.

6. Xa rời thực tế – c.ăn b.ệnh hoang tưởng

Giống như những người trẻ n.g.h.iện game, n.g.h.iện phây – búc… có một lý do nổi bật đó là họ muốn sống trong thế giới ảo đó, ở trong thế giới đó càng lâu họ càng quên dần đi thực tế, và càng ít hài lòng với thực tế, rồi sợ thực tế nên chẳng muốn thoát ra.

Xa rời thực tế thật sự rất nguy hiểm. Jobs từng nói: “Chỉ có những người đủ đ.i.ê.n để nghĩ rằng họ có thể thay đổi thế giới thì mới thực sự có thể thay đổi thế giới”. Nhưng cái đ.i.ê.n đó là họ chủ động đối đầu thay đổi hoàn cảnh chứ không phải là trốn chạy.

7. Luôn luôn tìm lý do – TÔI KHÔNG SAI

Những người thành công họ không cố đi tìm 2 từ “Lý do” trong từ điển để giải thích cho sự thất bại của họ, mà họ đi tìm “Vấn đề”.

Động thái đầu tiên của những kẻ thua cuộc là luôn cố tìm ra nhiều lý do để biện minh cho sự thất bại của mình.

8. Yếu đuối – luôn trốn trong sự yếu đuối

Những người hay khóc là những người yếu đuối, chắc không?

Nghe có vẻ hợp lý, nhưng với xã hội bây giờ nước mắt không còn là dấu hiệu chắc chắn của sự yếu đuối nữa. Bạn vẫn có thể là người yếu đuối ngay cả khi bạn không nhỏ một giọt nước mắt nào.

Yếu đuối là thiếu hẳn sức mạnh thể chất hoặc tinh thần, khó có thể chịu đựng được khó khăn, thử thách. Một vài dấu hiệu của người yếu đuối như: Bi quan, kém tự chủ, không kiểm soát được cảm xúc, hành động, luôn bị động…

Rất khó để trả lời cho câu hỏi “làm sao để tôi trở thành một con người mạnh mẽ, làm sao để tôi hết yếu đuối?”… Bởi một phần, nó ăn sâu vào con người bạn và trở thành cá tính của bạn. Điều duy nhất bạn có thể làm để cải thiện tình hình là học cách kiểm soát cảm xúc, tập cho mình lối sống tự lập và tư duy tích cực.

9. Do dự thiếu quyết đoán

So với việc liều lĩnh thì thiếu quyết đoán còn đáng sợ hơn. Những người thiếu quyết đoán thường bị m.ất xu hướng ứng xử trước những tình huống xảy ra và dễ trở thành người ba phải, bỏ lỡ cơ hội. Một nghiên cứu thú vị từ 25.000 người thất bại cho thấy sự do dự, thiếu quyết đoán đứng hàng đầu trong danh sách những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của họ.

Tính quyết đoán là một tố chất có tầm quan trọng rất lớn, nó sẽ hiện diện ở những người có ý thức về điều đó, luôn kiên trì học hỏi và rèn luyện qua thực tế cuộc sống.

Biên soạn theo Trí thức trẻ

You may also like

Leave a Comment