BANDANA – CHIẾC KHĂN KÌ DIỆU.

by admin

Chắc hẳn nhắc tới bandana, nhiều bạn ở đây cũng biết rồi nhỉ. Nhưng có thể là chưa đủ, bandana không chỉ là gói gọn trong định nghĩa /Grunge/Grunge/Grunge của nhiều bạn bây giờ với cách dắt khăn vào quần jeans, đi boots, layer các thứ các thứ (Mình sẽ có bài viết nói nhiều hơn về đa dạng trong grunge lifestyle hơn). Chiếc khăn khổ vuông với kích thước khoảng 20cm x 20cm nghĩa rộng hơn thế và cách ứng dụng của nó trong thời trang – muôn trùng vạn trạng.

Thế mấy bạn nam cao sanh có biết rằng Bandana từng là biểu tượng của sự ủng hộ cộng đồng LGBT trong thời trang hong?

Vào những năm 70s, những chiếc bandana với màu sắc khác nhau đã được sử dụng với một mục đích là thể hiện thông điệp ngầm. Trong cộng đồng đồng tính nam – màu khăn bandana mà họ đeo trên người trở thành một “Mã code” để xác định giới tính của nhau mà không bị nhầm với người “Straight/Thẳng”. Các bạn nên nhớ là những năm 70s – sự kì thị và phân biệt với những người đồng tính còn rất cao nên chiếc khăn bandana và màu sắc của nó là một cách giao tiếp ngầm và nhanh chóng giữa cộng đồng LGBT vẫn đang bị ép buộc và đè nén nhiều.

Năm 2017 – một trào lưu xuất hiện khi tuần lễ thời trang đang diễn ra với hashtag #TiedTogether (Có nghĩa là thắt cùng nhau) bùng nổ mạnh mẽ, khi các KOLs lớn đều đeo một chiếc bandana màu trắng với thông điệp rằng “ Chúng tôi tin tưởng rằng sự liên kết giữa con người và con người với nhau – không phân chia về màu da, sắc tộc và cả giới tính).

Quay lại chiếc khăn thú vị này, bandana là 1 từ có lịch sử từ Ấn Độ là bāṅdhnū (nghĩa là to tie – thắt lại). Sơ khai của Bandana đã có từ thời Hy Lạp và La Mã cổ – nhưng bandana chính thức được sử dụng nhiều tại các nền văn hoá khác nhau, từ Châu Á, Trung Đông và cả sơ khai của nước Mỹ thời mới độc lập nữa. Không phải chỉ grunge boi, bandana đã phục vụ không biết mệt mỏi cho biết bao tầng lớp, bao thế hệ với đa giai cấp khác nhau. Từ những người nông dân, những người thợ mỏ, những gã cao bồi cho đến các việc liên quan đến văn hoá như mình vừa đề cập, mở rộng và thay đổi cách nhìn với cộng đồng LGBT, gangster và cả những đội quân phiến loạn nữa. Chiếc khăn khổ vuông này tuy nhỏ đã đi một chặng dài trong cách thể hiện văn hoá của từng nước, từng nơi và cả đại chúng nữa. Vì nếu các bạn để ý, cách nhuộm vải và hoạ tiết trên chúng – đều khác nhau theo mỗi thời kì và phụ thuộc vào kĩ thuật may mặc và văn hoá thời đó.

Paisley là gì vậy?

Nguồn gốc của hoạ tiết nổi tiếng nhất trên chiếc khăn bandana lại đến từ một khu vực mà các bạn nhỏ đã từng quen thuộc hết ở tuổi thơ. Đó là đế chế Ba Tư với những câu chuyện Nghìn lẻ một đêm. Paisley là một mô hình thiết kế dựa trên hình dạng của 1 chiếc lông cong. Nhưng Paisley theo phiên âm Ba tư là Boteh lại có nghĩa là bụi cây. Nhằm ám chỉ về việc sự lặp đi lặp lại những chiếc lá (Tương xương với hoạ tiết xung quanh của bandana) và 1 bông hoa ở giữa (Tượng trưng cho graphic ngay chính giữa). Và Paisley có lịch sử khoảng hơn 2000 năm trước (Dễ sợ chưa).

Chẳng thế mà, Bandana lưu truyền trong văn hoá Ba Tư, vùng Trung Đông và theo con đường tơ lụa tới các nền văn hoá Ấn , Á khác nhau. Trước khi du nhập vào Châu Âu qua đường thuỷ vào Hà Lan tại thế kỉ thứ 18, bandanna nhanh chóng trở nên phổ biến và được sử dụng nhiều. Do là hàng dệt và nhập khẩu nên chi phí khá đắt đỏ, nắm bắt được thị trường – những thợ may sở tại đã tự sản xuất dựa trên form của những chiếc bandana nhập và từ đó – ra đời bandana mang phong cách Phương Tây. Kết hợp với kĩ thuật nhuộm đặc sản của từng vùng, chiến khăn của mỗi nền văn hoá có những điểm khác nhau – nhưng vẫn giữ được thiết kế iconic của mình là Paisley.

Sự đại chúng-

Tại sao cowboy hay grunge sau này ở Mĩ lại ưa chuộng bandana đến vậy. Hãy trở về từ thưở nước Mĩ còn đang dang dở – cuộc cách mạng lịch sử của Geogre Washington đã là bệ phóng cho bandana khi mà phu nhân của ông là Martha (Mẹ của Batman với Superman luôn) đã quấn quanh đầu với một chiếc khăn bandana được in trên đó hình của Geogre Washington. Chiếc khăn này được thiết kế bởi John Hewson – và khi Geogre làm nên điều lịch sử – chiếc khăn nghiễm nhiên trở thành 1 phần của văn hoá nước Mĩ.

Những năm sau đó, miếng vải khổ vuông với quá trời đất diễn cho thông điệp và graphic đã trở thành công cụ quảng bá chính trị của nhiều chính khách tại Mĩ. Từ chính trị, nó trở thành 1 thứ gì đó mang hướng cổ dộng và quảng cáo nhiều hơn. Khi tất cả các hình ảnh nhân vật nổi tiếng, tên đội bóng yêu thích blah blah đều xuất hiện trên bandana. Cách sử dụng từ lúc đó cũng đã rất đa dạng – buộc cổ, buộc đầu, buộc tay…

Cũng vì nó mang nghĩa cổ động mà chiếc khăn này còn mang ý nghĩa của sự nổi dậy – là biểu tượng của kháng chiến. 3/1921 – hơn 10.000 công nhân Mỏ tại công ty khai thác West Virgina đã nổi dậy, đeo khăn bandana đỏ bên cánh tay, ở trên cổ để đòi lại quyền công bằng cho giai cấp công nông khi chế độ tư bản quá bóc lột. Xảy ra nhiều cuộc tranh cãi, xung đột vũ trang nhưng cuộc đấu tranh này đã thành công và đóng vai trò quan trọng trong việc giành nhiều quyền hơn cho giai cấp lao động ở Mĩ. Từ đó, cụm từ “redneck” hay chiếc bandana đỏ tượng trưng cho sự nổi loạn với thông điệp mạnh mẽ.

Dựa trên cảm hứng của cuộc đấu tranh đó – nhiều băng đảng ở Mỹ cũng đã lấy bandana như một cách thể hiện sự hùng mạnh và liên kết giữa các hood/gangster với nhau. Tiêu biểu là Bloods and Crips hùng cứ ở Los Angeles, họ sử dụng bandana như là 1 cách đánh dấu thành viên, che mặt khi thực hiện các hành vi trái pháp luật và là biểu tượng của gangster gây nỗi khiếp sợ cho những người thường.

Cách ứng dụng:

Hãy nghĩ đơn giản, nó là 1 chiếc khăn với khổ vuông và cách bài trí hoạ tiết trùng lặp nên ở đa diện nào – nó cũng thể hiện được pattern đó. 1001 cách mà mình đề cập trên rồi đó (Mà nó còn phù thuộc vào outfit của các bạn nữa) và người ta đã làm điều này từ rất lâu rồi chứ không phải người các bạn thần tượng bây giờ khai sáng đâu :)).

Làm headband/ băng đô, quấn quanh cổ, quấn quanh tay, làm khẩu trang bịt mặt, làm thắt nơ buộc tóc, làm áo yếm che ngực. Đeo cổ chân, đeo cổ tay, đeo trên túi, làm thắt lưng.. Rất rất nhiều.

Mong các bạn vui và có 1 cái nhìn mới hơn về bandana.

You may also like

Leave a Comment