VÀNG LÀ GIẢI PHÁP CHO KHỦNG HOẢNG

by admin

Đại Suy Thoái, Lạm phát đợt 1, Khủng hoảng tài chính và Lạm phát đợt 2 đang diễn ra đều do chánh phủ Cấp tiến gây ra. Trong các cuộc khủng hoảng trước đây, giữ vàng là quy trình tiết kiệm và cung cấp thêm lợi nhuận.

Đại Suy Thoái xảy ra khi phái Cấp tiến thành lập FED, lần đầu tiên tăng lượng tiền đáng kể trong suốt Thế Chiến I, một lần nữa tăng thêm lượng tiền trong suốt thập niên 1920, lên 62%. Số tiền mới này được tạo ra từ không khí loãng nên gây ra một sự bùng nổ không bền vững.

Phúc lợi của phe Cấp tiến, vào thời điểm đó là công nghệ cao và tăng trưởng kinh tế, đã gây ra một sự sụp đổ thị trường chứng khoán. Các dự án thất bại, các doanh nghiệp và ngân hàng phá sản. Sau đó, các chánh trị gia cả 2 đảng đã ngăn chặn không cho giá sản phẩm lẫn tiền lương đồng bộ giảm trong suốt cuộc khủng hoảng giảm phát năm 1839-1843 tương tự, cho phép công nhân tiếp tục làm việc và các nhà đầu tư tiếp tục kiếm được lợi nhuận. Các nhà đầu tư nhận thấy rằng chánh phủ Cấp tiến, với cơ quan quyền lực mới thành lập đó có thể loại bỏ lợi tức hay tịch thu lợi nhuận của họ, vì vậy các nhà đầu tư giữ lại một phần các dự án mới. Không may cho các cá nhân, chánh phủ Cấp tiến kiểm soát giá vàng và bắt đầu coi việc trữ vàng cá nhân không có giấy phép là bất hợp pháp.

Lạm phát đợt I xảy ra khi FED tăng số lượng tiền trong những năm 1960 và 1970 lên 176%. Bắt đầu từ những năm 1970, các chánh trị gia của 2 đảng đã chặn đáng kể mức tăng giá trị hàng hóa và tiền lương tương ứng. Các nhà đầu tư lại thấy rằng chánh phủ Cấp tiến có thể loại bỏ lợi nhuận của họ, vì vậy từ năm 1975 trở đi các nhà đầu tư đổ xô vào danh mục tài sản tiết kiệm, bao gồm cả vàng, khi phái Bảo thủ trong chánh phủ bắt đầu hợp pháp hóa việc trữ vàng. Tuy nhiên, phái Cấp tiến lại bắt đầu coi việc tăng giá vàng do lạm phát gây ra không phải là tài sản tích trữ theo Hiến Pháp hay tiền tiết kiệm được mà thay vào đó là lợi nhuận từ vốn chịu thuế.

Khủng hoảng tài chánh xảy ra khi FED tăng số lượng tiền từ năm 1995 tới năm 2007 lên 128%. Chánh phủ Cấp tiến cũng dựa vào các đồng minh tài chánh để cứu vớt các cử tri thân hữu có nguy cơ bể nợ nghiêm trọng, và sau đó cứu trợ gần như tất cả các đồng minh đó. Việc tăng giá tiêu dùng ban đầu được sử dụng lại và vượt trội hơn so với việc tăng giá vàng.

Lạm phát đợt II bắt đầu bởi sự gia tăng chưa từng có về số lượng tiền, lên tới 303%, trong đó lần gần nhứt là khi còn dịch Covid là 120%. Giá cổ phiếu bị thổi phồng và bây giờ đã bắt đầu giảm. Giá tiêu dùng bắt đầu tăng. (Giá tiêu dùng thay đổi đối với các sản phẩm sản xuất nhanh nhưng nhìn chung không ổn định trong 8 tới 16 năm hoặc hơn). Giá vàng cho tới nay chỉ giảm.

Những khác biệt về bề ngoài giữa các cuộc khủng hoảng này che dấu sự tương đồng sâu sắc. Mỗi cuộc khủng hoảng đều là do chánh phủ bùng nổ in tiền gây ra, tiếp theo là phá sản trong đó chánh phủ tiếp tục làm gián đoạn quá trình công nhân, khách hàng và nhà đầu tư tự chữa lành cho chính họ. Trong suốt thời kỳ bùng nổ in tiền và phá sản, chánh phủ coi những người đóng thuế và những người trữ tiền như một nguồn tài nguyên — giống như đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Các nhóm khác nhau trong chánh phủ cố gom nhiều tài nguyên nhứt có thể cho tới khi nguồn đóng thuế lẫn trữ tiền bị cạn kiệt và cần thời gian đáng kể để tái xây dựng. Mặc dù FED cho phép những khoản tiền này cạn kiệt và nó chỉ có nghĩa vụ ủy thác, không phải là người ban hành, nhưng nguyên nhân sâu xa luôn là các chánh trị gia lựa chọn cho vay trên lưng người nộp thuế và lại quả cho các tư bản thân hữu lẫn người vận động hành lang.

Lượng tiền tăng trong Đại Suy Thoái, Lạm phát đợt I và Khủng hoảng tài chánh chỉ là một phần nhỏ so với lượng tiền bùng nổ trong Lạm phát đợt II cho tới nay: chỉ 0,20 lần, 0,58 lần và 0,42 lần.

Mức tăng giá tiêu dùng trong Lạm phát đợt I và Cuộc khủng hoảng tài chính là những phần nhỏ so với mức tăng giá tiền: 1,11 lần và 0,23 lần. Mức tăng giá tiêu dùng trong Lạm phát đợt II cho tới nay chỉ là một phần nhỏ hơn nhiều so với mức tăng giá tiền: chỉ 0,08 lần.

Lượng tăng giá vàng trong Đại Suy Thoái, Lạm phát đợt I và Khủng hoảng tài chánh là bội số so với gia tăng số lượng tiền: 1,1 lần, 4,8 lần và 1,2 lần. Mức tăng giá vàng trong thời kỳ Lạm phát đợt II cho tới nay chỉ bằng một phần âm của mức tăng lượng tiền: -0,1 lần. Nhìn chung, tiềm năng vàng giảm giá là nhỏ và tiềm năng vàng tăng giá là rất lớn.

Chánh phủ Hoa Kỳ có một lịch sử lâu đời về việc tôn trọng quyền sở hữu tài sản. Áp lực chánh trị đã khiến vàng không bao giờ bị tịch thu. Áp lực chánh trị tương tự vẫn đang diễn ra hiện nay.

Cổ phiếu là quyền sở hữu tài sản đang được sản xuất, khiến chúng trở thành nguồn có giá trị hơn hẳn các tài sản khác. Trong dài hạn, thậm chí cả trong khủng hoảng, cổ phiếu không được coi là khoản đầu tư. Vàng là kho chứa giá trị hiện có. Trong ngắn hạn khủng hoảng, vàng bảo vệ giá trị hiện có khỏi việc bị phá hủy bởi các cuộc tấn công từ phía chánh phủ đối với hoạt động sản xuất. Vàng là kỳ mưu dành cho khủng hoảng.

Từ bây giờ cho tới khi FED giảm tốc chi tiêu công, vàng có vẻ như là thứ đáng để nắm giữ khi Lạm phát đợt II diễn ra.

Giống như quý 3/2018, quý 3/2022 có quá ít cuộc đua cạnh tranh để thay đổi số phiếu ở Hạ Viện từ phe Cấp Tiến sang phe Bảo Thủ hợp hiến. Phản ứng tức thời của chánh phủ đối với cuộc khủng hoảng này nên là bầu ra một cơ quan hành pháp theo chủ nghĩa hợp hiến thì sẽ tốt hơn. Dự kiến Hoa Kỳ ​​sẽ đánh giá lại lượng vàng nắm giữ tùy thuộc vào thay đổi trong chánh quyền vào các năm 2024, 2028 và 2032./.

You may also like

Leave a Comment