Trong các giờ học với học trò lứa tuổi tiểu học, mỗi lần mình không giấu được sự nóng vội và đưa ra hình phạt bất kỳ đều khiến mình trăn trở rất nhiều sau khi ra về.
Còn tùy vào độ tuổi, nhưng việc phát triển luôn có một thứ tự nhất định các giai đoạn. Việc thúc ép chỉ khiến cải thiện ngắn hạn, mà có thể dẫn đến những khó khăn phát triển về sau.
Cậu bé mình dạy kèm rất hay làm mất đồ dùng học tập, mất liên tục. Có một dạo, mình luôn miệng la em không cẩn thận, không biết quý đồ đạc và không biết vâng lời. Mình còn lấy ví dụ về bản thân mình khi điều kiện gia đình nghèo, ba mẹ khó tính,… nên mình không bao giờ dám làm mất đồ đạc mà vẫn tỉnh bơ giống như em vậy.
Cho đến khi mình biết lý do, em bị bạn học chung bàn phá phách. Người bạn đó hết lấy bút của em, bẽ gãy thước, còn lén làm hư đồ trong lúc em đi vệ sinh.
[…]
Khi trẻ nhỏ chưa biết tự biện hộ, các em chỉ có thể chờ người lớn nói ra để đồng ý hoặc không. Với tinh thần học hỏi, trẻ em nhanh chóng tiếp thu cách ra hình phạt của người lớn. Vậy nên, nếu như người lớn không quan tâm đến lí do, động cơ của việc làm sai mà chỉ tập trung vào hậu quả. Trẻ sẽ lớn lên với niềm tin cho dù có cố ý hay không, khi làm sai dẫn đến hậu quả thì bản thân mình rất đáng nhận hình phạt.
Đối với trẻ nhỏ, hình phạt là rất hạn chế và chỉ ưu tiên thực hiện với mục đích giáo dục, chứ không phải để giải quyết các vấn đề khác của người lớn.
Những kiến thức khó khăn này cũng giúp ích cho mình trên hành trình lý giải những thói quen xấu của bản thân và từ đó tìm phương cách để cải thiện lâu dài.
Mời các bạn cùng bàn luận với mình, để giúp nhau chia sẻ và cải thiện khả năng học tập. Chúc bạn nỗ lực để thuận lợi hơn trên hành trình chinh phục những mục tiêu riêng nhé.
_ Hồng Phúc _