HÌNH PHẠT T.Ử H.ÌNH – NÊN GIỮ HAY NÊN BỎ?

by admin

Giàng Seo Thề và Giàng Seo Chư là hai anh em ruột người dân tộc thiểu số cư trú tại thôn Khe Dùng, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Ngày 9/1/2020, người anh Giàng Seo Thề bị Tòa án nhân dân tỉnh tuyên phạt t.ử h.ình về hành vi “Mua bán trái phép chất mai thúy” khi tham gia bán 7 bánh her.oin vào tháng 8/2019.

Tháng 4/2021, 1 năm 3 tháng sau khi người anh bị tuyên phạt, Giàng Seo Chư đi vào vết xe đổ của anh trai, bị lực lượng biên phòng bắt giữ trên đường mang mai thúy đi giao. Giàng Seo Chư bị tuyên phạt t.ử h.ình khi chỉ mới 21 tuổi.

Chưa đầy 2 năm, một gia đình mất đi 2 người con vì thiếu hiểu biết, bị lôi kéo vào con đường sai trái. Giàng Seo Thề được hứa trả cho 20 triệu, Giàng Seo Chư chưa rõ sẽ được trả công bao nhiêu.

Vào năm 2015, Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) đưa ra lấy ý kiến nhân dân, trong đó có quy định bỏ hình phạt t.ử h.ình đối với tội vận chuyển trái phép chất mai thúy. Luồng ủng hộ cho rằng, người vận chuyển thường là người nghi.ện mai thúy, người làm thuê thiếu hiểu biết, bị mua chuộc, dụ dỗ làm tay sai với chi phí rẻ mạt để làm lợi cho chủ mưu phía sau. Đưa ra hình phạt t.ử h.ình cho họ liệu có thỏa đáng hay không?

Bãi bỏ hình phạt t.ử h.ình hoặc thu hẹp diện các loại tội phạm bị áp dụng hình phạt t.ử h.ình là xu hướng gần đây của thế giới. Một trong những lập luận chính của ủng hộ hình phạt t.ử h.ình là nó có tính răn đe và ngăn ngừa tội phạm. Tuy nhiên, hiện nay, cũng chưa có chứng minh nào cho thấy hiệu quả của hình phạt này so với các hình phạt khác trên phương diện giáo dục công chúng. Hơn nữa, trong các hệ thống tư pháp chưa hoàn thiện và còn bất lợi cho các nhóm yếu thế, sai phạm trong việc áp dụng hình phạt t.ử h.ình là không thể sửa chữa hay rút lại một khi đã thực hiện.

Đương nhiên cũng có luồng ý kiến cho rằng, nếu không áp dụng hình phạt t.ử h.ình đối với tội vận chuyển trái phép chất m.a t.úy sẽ có nguy cơ tạo ra kẽ hở để tội phạm mai thúy diễn biến phức tạp hơn

You may also like

Leave a Comment