Để so sánh quy mô kinh tế giữa 2 quốc gia thì người ta thường nhìn vào :

by admin

GDP : tổng sản phẩm nội địa, giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định.

PPP : sức mua tương đương.

Vd : 1usd khi chi tiêu ở Việt Nam sẽ mua được số hàng hóa tương đương 3usd khi chi tiêu ở Hoa Kỳ.

Việt Nam có GDP bình quân đầu người khoảng 4.200 USD/năm vào năm 2021, sẽ cho phép mức sống tương đương với một người tại Hoa Kỳ có thu nhập 4.200 x 3 = 12.600 USD/năm.

Với cùng thu nhập 1.000 usd/tháng, một người sẽ sống khá nghèo khổ tại một nước có mức giá hàng hóa cao như Hoa Kỳ, nhưng ở một nước có mức giá hàng hóa thấp như Việt Nam thì thu nhập đó đủ để sống khá giàu có.

Người ta thường sử dụng sức mua tương đương ( PPP ) khi so sánh tỷ lệ nghèo đói và mức sống của người dân giữa các quốc gia.

  1. Khái niệm về tỷ giá trao đổi ngoại tệ.

Vd : 1usd = 24840vnd

Thì với dân nghiệp dư, bạn chỉ cần biết về 2 thứ khái niệm đó là “thao túng tiền tệ và ổn định tiền tệ”.

— Cố gắng phá giá đồng tiền để khiến hàng xuất khẩu rẻ hơn trên thị trường thế giới ( tăng sức cạnh tranh ) và làm cho hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn.

Vd : một gói kẹo bán ở Việt Nam giá 20000vnd = 0,8usd thì khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ nó sẽ có giá cực kỳ rẻ so với thu nhập mức sống của người tiêu dùng ở nước Mỹ.

Còn 1 gói kẹo ở Mỹ giá 2usd = 50000vnd thì khi bán ra ở Việt Nam nó sẽ không đủ sức cạnh tranh với những gói kẹo có giá thành rẻ hơn và hợp lý hơn với thu nhập mức sống của người tiêu dùng nước ta.

— 1 trong những cách để ổn định tiền tệ.

Giả sử ngoài thị trường đang có 5 đồng VND và 1 đồng USD.

Tỉ lệ usd/vnd là 1:5.

Việc rút 2 đồng vnđ về bơm thêm 2 đồng usd ra thì thị trường sẽ là 3 đồng usd = 3 đồng vnđ ( tỉ lệ sẽ là 1:1 ).

Tức là làm giảm sự mất giá của vnđ so với usd.

Đây là phép tính giả định cho bạn hiểu chứ công thức nó phức tạp hơn”

tác giả: Lương Đức Hoàn.

Mọi người cho hỏi là những thông tin trên đã chuẩn chưa? Rất mong có người góp ý và chỉnh cho đúng

You may also like

Leave a Comment