Rewind 1 thời hoàng kim, nay đã đi đâu rồi?

by admin

YouTube Rewind, ra mắt vào năm 2010, là một video kỷ niệm những sự kiện, xu hướng thu hút sự chú ý của công chúng trong năm. Rewind 2012 thật sự bùng nổ khắp Internet với hơn 195 triệu lượt xem vì thể hiện chân thật các xu hướng ấn tượng của năm đó, như: Gangnam Style, Call Me Maybe và có sự góp mặt của những Youtuber nổi tiếng nhất thời đó là Smosh hay Ryan Higa. Dù Rewind chỉ là một video dài 5 phút, được đăng tải duy nhất một lần trong năm nhưng lại gây ra cơn sốt toàn thế giới và trở thành một trong những trụ cột của văn hóa trực tuyến lúc bấy giờ.

Các video Rewind từ năm 2012 đến 2015 thu hút được tỷ lệ người thích cao, trung bình ở mức 95%. Điều này làm dự án trở thành “bảo chứng” cho sự thành công trong mắt các YouTuber. Hiển nhiên, họ đua nhau sản xuất nội dung chỉ để có một vài giây xuất hiện trong Rewind. Mặc dù mỗi năm, Rewind cũng gây ít nhiều tranh cãi, nhưng vẫn có sức hút mãnh liệt với các YouTuber và người xem.

Nhưng mọi chuyện thay đổi hoàn toàn vào năm 2018. Những sự kiện nổi bật nhất YTB năm đó như meme Johnny Yes PaPa, trận đấu Boxing triệu đô giữa các YouTuber, hay cuộc đua subscriber nghẹt thở giữa PewDiePie và T-Series lại không hề xuất hiện trong Rewind 2018.

Thay vào đó, YouTube lại cho ra một video toàn những cái tên có đời tư sạch như Will Smith, John Oliver hay Lilly Singh để phù hợp hơn cho việc quảng cáo. Chính vì vậy, người xem cho rằng YouTube không đặt trọng tâm của Rewind vào thị hiếu và cảm xúc thực sự của người dùng, mà dần thương mại hoá Rewind một cách nhàm chán.

Kết quả là, video Rewind năm 2018 đã bị cộng đồng người xem chỉ trích dữ dội. Cho đến nay, đây vẫn là video có lượt dislike cao thứ 3 trên nền tảng này.

Vào năm 2020, YouTube lấy đại dịch toàn cầu làm lý do dừng sản xuất video Rewind và chính thức “kết liễu” dự án này vào năm 2021.

Rõ ràng, kết quả phải “khai tử” Rewind là do YouTube cố gắng bán thứ văn hoá không liên quan tới điều mà hàng triệu người xem thật sự quan tâm, khiến Rewind càng trở nên vô nghĩa trong văn hoá đại chúng.

Nguồn: tổng hợp từ trang Techie.

You may also like

Leave a Comment