NHỮNG CON NGƯỜI CỐ CHẤP SỐNG TRONG THẾ GIỚI CỦA CHÍNH MÌNH

by admin

Một đứa trẻ mắc Hội chứng Đa nhân cách được mẹ đưa đến viện tâm thần để giết chết nhân cách chính của mình.

Một cô gái mắc chứng chán ăn tâm thần bởi từng chứng kiến chị gái bị xâm hại. Để xoá bỏ đặc trưng giới tính của mình, chị gái cô ngày ngày ăn no, móc họng rồi bục dạ dày mà chết.

Một người cha cuồng kiể.m so.át vì muốn tr.ả t.hù vợ đã gia.m c.ầm cô con gái bại liệt trên chiếc xe lăn còn mình thì đóng vai một người cha hoàn hảo. Khi con gái muốn bỏ trốn, ông sá.t h.ại cô một cách tà.n nh.ẫn và ngâm trong bồn formali.n để làm vật phẩm mẫu.

Hoặc bạn cũng có thể bắt gặp hình ảnh những người già mắc chứng Alzheimer cô độc ngồi trên xe lăn, liên tục la hét giống như giẫm chân chần mặt sàn đầy vụn thủy tinh. Không ai có thể bao dung họ, còn họ đang lặng lẽ chờ đợi cái chết và bị lãng quên.

Đó là một trong những câu chuyện đang diễn ra trong bệnh viện tâm thần, những mảnh ghép đầy bất hạnh đang cố gắng vùng vẫy để mong được giải thoát được nhắc đến trong cuốn sách “Hồ sơ tâm lý học – Tâm thần hay kẻ điên”.

Cuốn sách phỏng theo kinh nghiệm của bản thân tác giả khi thực tập tại một bệnh viện tâm thần. Tất cả tên của các nhân vật đã được thay đổi và tái hiện lại trong 13 câu chuyện. Từ đó phơi bày những góc khuất của xã hội, môi trường gia đình, bạo lực, tội phạm,… cùng mối liên hệ giữa bệnh nhân và xã hội.

Trong cuốn sách này ra bạn sẽ thấy một nhóm “người điê.n” đang sống trong vực thẳm. Họ là những thiên tài kỳ quái với những ý tưởng kỳ lạ không thể hiểu nổi. Là những kẻ lừ.a đả.o có học, giấu đi nhân cách phả.n xã hội và phả.n nhân loại một cách hoàn hảo, và càng là những kẻ cô độc đến đáng thương,…Họ mang trong mình những tâm hồn tan nát song đầy nóng bỏng ẩn sau hai từ “kẻ đ.iên”.

R.ối lo.ạn á.m ả.nh cưỡng chế, đa nhân cách, trầ.m cả.m, hay tâ.m thầ.n phân liệt…Liệu rằng những vấn đề tâm lý có giống như cảm cúm chỉ hắt hơi vài lần sẽ khỏi? Cuốn sách sẽ tái hiện chân thực những khốn cảnh tâm lý của những bệnh nhân tâ.m thầ.n dưới góc nhìn của bác sĩ, cũng như quá trình đấu tranh và hội phục tâm lý của họ, những tâm hồn mong manh không hề nghe lời, nhưng luôn đáng được yêu thương.

Và hơn hết, liệu rằng khi họ đã khỏi bệnh và xứng đáng có một cuộc sống tốt hơn, người đời có chịu buông tha hay vẫn sẽ tiếp tục phán quyết cuộc đời họ là một bệnh nhân tâ.m thầ.n, một kẻ điê.n và lậ.p d.ị?

You may also like

Leave a Comment