Thời gian vừa qua, xã hội xảy ra nhiều vụ việc sử dụng bạo lực dẫn đến những hệ lụy đau lòng. Đỉnh điểm, trong một ngày xuất hiện tới 4 vụ việc sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn ở những địa phương khác nhau, gây nên sự mất mát về tính mạng con người. Trong đó, những đối tượng gây án khi tuổi đời còn trẻ, có hành vi xốc nổi trong lúc nóng giận, sau đó mới hối hận thì đã muộn.
Những vụ thảm án kiểu đó xảy ra dồn dập, trái với hình dung thông thường về nguyên nhân gây án, mục đích gây án đã khiến dư luận thực sự lo ngại về sự “lên ngôi” của bạo lực, của lối hành xử hung hãn.
Lý giải dưới đây của các chuyên gia trong các lĩnh vực tâm lý học, tội phạm học, pháp luật về hiện tượng xã hội này hy vọng sẽ giúp chúng ta thêm những kỹ năng, biện pháp phòng ngừa để bớt đi những vụ thảm án đau lòng như đã xảy ra.
Đâu là nguyên nhân?
Có thể nói những vụ án vừa qua đều liên quan đến cái ác. Cái ác trong tâm đã chi phối hành vi của con người một cách quá nặng nề.
Nhưng đau xót hơn khi hành vi ác ấy không chỉ dừng lại với một người mà có thể ra tay tàn độc với nhiều người. Đó là tâm lý trả thù quá dã man… Hơn thế nữa, cũng dễ thấy việc nóng giận nên ra tay tàn sát, có thể có kế hoạch khá bài bản thực hiện một đôi lần… Tất cả minh chứng cho sự rối trí khi thiếu định hướng hoặc là sự bơ vơ trong việc lựa chọn giá trị cuộc sống hay hướng đi của chính mình dẫn đến việc người ta trở nên quá ác.
Có thể nói chính các bạn trẻ là người dễ đẩy mình vào ngõ cụt của cuộc sống. Vì sự non trong kinh nghiệm sống, sự vội vã, sự mỏng manh của bản lĩnh và cả kỹ năng sống. Họ chưa quen với thất bại cũng như quá cuồng vọng về cuộc sống… Điều đó phản ánh một thực tế thiếu kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân, thiếu sự khôn ngoan khi ứng xử.
Việc đa số người trẻ đều không tiền án, tiền sự nhưng ra tay tàn ác cho thấy việc hành động này xuất phát từ tâm lý bất ổn, từ sự thiếu cân bằng và sự chới với trong cuộc sống với những mục tiêu chưa đạt được. Thay vì phải định hướng lại, thay vì sống tốt hơn, thay vì kiên trì để giải quyết vấn đề, hướng đến mục tiêu thì chính cách sống vội vàng, đầy hận thù choáng tâm trí dẫn đến hành vi quá nhẫn tâm.
Làm gì để bớt đi những thảm án đau lòng?
“Làm cho sức khỏe tâm thần và hạnh phúc của mọi người trở thành ưu tiên toàn cầu”.
Sự ham hố và tham lam dễ làm người ta ngã quị khi không đạt được và có nguy cơ mất trắng.
Sự toan tính dễ đẩy người ta đi đến cái ác trong ứng xử.
Sự tham lam, vội vã và thiếu kiên nhẫn, thiếu cố gắng đã đẩy họ rơi vào ngõ cụt trong suy nghĩ.
Sự bơ vơ và sự cô đơn tột độ đẩy một số bạn trẻ chới với sau thất bại và tàn nhẫn khi không nghĩ đến hậu quả, tương lai.
Sự bế tắc trong lối nghĩ vì thiếu kỹ năng quản lý cảm xúc, giải quyết vấn đề, giải quyết mâu thuẫn dẫn đến thực tế khi hành xử rất chủ quan, cảm tính…
Và nhiều lý do nữa đã minh chứng khi bế tắc với một thất bại, một điều không như ý, một sự mâu thuẫn, cái ác chiếm lĩnh cả tâm hồn và điều khiển hành vi các bạn trẻ trở thành nô lệ của nó.
Hãy làm chủ cuộc sống, nghĩ xa hơn, thích nghi và nhận ra mọi mâu thuẫn đều có thể giải quyết, suy nghĩ – tư duy tích cực về cuộc sống, có thể vấn đề sẽ được giải quyết thấu đáo và chừng mực. Luận điểm ấy sẽ khống chế được những cảm xúc bực bội hay thậm chí cảm xúc dấy lên về cái ác để ta còn làm chủ được cuộc đời ta.
Nguồn: Tổng hợp