CÁC VỤ THẢM SÁT NGƯỜI THÂN: CÁI ÁC TÍCH TỤ TỪ SUY NGHĨ TIÊU CỰC

by admin

Với sát thủ “lành như đất”: Cái ác không hẳn là bản tính, cũng không phải vì thiếu giáo dục… mà là do tích tụ từ những suy nghĩ tiêu cực.

? Đối tượng có học, tuổi đời không còn trẻ

Thời gian gần đây liên tục xảy ra những vụ án có thể gọi là “thảm sát” trong chính những người ruột thịt trong gia đình, như vụ ở Đan Phượng (Hà Nội), Thái Nguyên… Điều có thể nhận thấy là đối tượng gây án đều có nhân thân tốt, thậm chí “có học”, từng có địa vị xã hội và tuổi đời thì không còn nông nổi.

Có thể thấy nguyên nhân không phải là thiếu giáo dục, không phải là đối tượng có bản tính côn đồ, máu lạnh. Vậy nguyên nhân từ đâu khiến tình nghĩa anh em “như thể tay chân”, “huynh đệ như thủ túc” trở thành kẻ thù không đội trời chung, thú tính nổi lên và sẵn sàng sát hại cả nhà anh em của mình để chấp nhận ‘đổi mạng. Điều đó chỉ có thể giải thích là khi mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm.

Trong những vụ án như thế này thì mâu thuẫn không phải là nhất thời mà đã diễn ra trong một thời gian dài, một quá trình, do đó hung thủ tích tụ những suy nghĩ tiêu cực kéo dài, những bực tức, uất ức dồn nén mà không có lối thoát, không có hướng giải quyết tích cực. Những mâu thuẫn (có thể vì tiền bạc, có thể vì đất đai, tài sản, cũng có thể là quan điểm về đạo đức, ứng xử với anh, em, cha mẹ trong gia đình…) cứ diễn ra xuất phát từ mối quan hệ tình cảm hoặc vật chất trong gia đình. Những suy nghĩ tiêu cực kéo dài đó làm đối tượng nảy sinh ý định trả thù “mạng đổi mạng” và khi mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, thời cơ chín muồi, những suy nghĩ tiêu cực tích tụ suốt một thời gian dài gặp tương tác của xã hội, tình huống có vấn đề khiến cảm xúc bùng nổ và từ một “người hiền như đất” bỗng chốc biến thành một “con quỷ dữ”, sẵn sàng ra tay sát hại bất cứ ai cản bước mình, kể cả đó là anh em ruột… mối thù sẽ dẫn dắt con người đến hành động trả thủ man rợ.

Khi đó, đối tượng phạm tội không nghĩ ngợi gì nữa, không phân biệt tình lý, không nể nang tình cảm, chỉ có thù hận và quyết tâm trả thù, để nhanh chóng kết thúc sự việc bằng những nhát dao và sau đó có thể là tự vẫn.

? Tai tiếng để đời

Dù mức án của kẻ th.ủ á.c phải đối diện là bao nhiêu, mức bồi thường thiệt hại thế nào đi nữa thì tai tiếng để đời sẽ không bao giờ gột hết được, những người còn lại trong gia đình cũng sẽ vô cùng đau lòng bởi vụ án “huynh đệ tương tàn” này.

Nỗi đau sẽ nhân đôi khi cả bị hại và bị can đều là người thân thích, ruột thịt trong gia đình. Bởi vậy, vụ án này cũng sẽ là một bài học trong chuyện sứt mẻ tình cảm anh em mà không được hòa giải, không kiểm soát được cảm xúc, hành vi, để mẫu thuẫn kéo dài, không lối thoát. Nếu những mẫu thuẫn, tranh chấp không thể tự giải quyết được, không thể hòa giải được thì cần phải chuyển đến tòa án để giải quyết và tòa án có trách nhiệm phải thụ lý, giải quyết kịp thời, hóa giải mâu thuẫn bằng những phán quyết có tình, có lý thì mới bớt được những vụ án đau lòng như vậy.

You may also like

Leave a Comment