Trà là một thức uống quen thuộc của bao thế hệ trong mỗi dịp Tết đến xuân về. Hòa trong không khí Tết đang gõ cửa từng nhà, cầm trên tay tách trà ấm nóng nhâm nhi cùng chút ngọt béo của miếng bánh, và đã bao giờ bạn nghĩ tới việc lá trà bắt nguồn từ đâu chưa?
Theo sách “1000 phát minh và khám phá vĩ đại”, truyền thuyết kể rằng, vào khoảng năm 2700 TCN, hoàng đế Thần Nông của Trung Hoa đang đun nước bên dưới một cây hoa trà thì một chiếc lá rơi vào, làm nên tách trà đầu tiên. Tuy nhiên, loại thức uống mới này đã không được nhắc đến trong sách vở cho đến tận khoảng năm 800, và phải mất thêm 800 năm nữa trà mới đến được châu Âu. Đến năm 1657, “chén trà” (cuppa) đầu tiên đã được bán ở London và trà trở nên cực kỳ thịnh hành.
Câu chuyện về trà xuất hiện như là câu trả lời của người Ấn Độ về truyền thuyết Trung Quốc cổ đại về việc Thần Nông phát hiện ra trà.Theo câu chuyện Ấn Độ này, trà là một sáng tạo thần thánh của chính Đức Phật. Trong một chuyến hành hương đến Trung Quốc, Đức Phật được cho là đã phát nguyện thiền định không nghỉ trong chín năm. Nhưng một thời gian sau ông lỡ ngủ gật, khi tỉnh dậy, ông đã cắt đứt hai mí mắt của mình và ném xuống đất vì thất vọng. Người ta cho rằng mí mắt đã bén rễ và nảy mầm thành cây mọc ra những chiếc lá có hình mí mắt. Sau đó ông hái lá trên cây và thử nhai, bao nhiêu mệt mỏi bỗng tan biến, tâm trí trở nên bình thản và đặc biệt là không còn thấy buồn ngủ nữa. Về sau, cây này được cho là cây chè đầu tiên mà ông mang theo khi đến Trung Quốc.
Một câu chuyện kể lại nguồn gốc của một loại trà phổ biến ở Trung Quốc, Ti Kuan Yin hay còn gọi là trà Thiết Quan Âm. Theo truyền thuyết, Kuan Yin, Nữ thần của lòng khoan dung, đã lấy trà làm quà tặng cho một nông dân sùng đạo, người đã cần cù giữ gìn ngôi đền cũ và đổ nát của mình. Bên trong ngôi đền có bức tượng bằng sắt tao nhã của Thiết Quan Âm mà các tín đồ cầu nguyện cho sự giác ngộ. Tuy nhiên, một ngày nọ bức tượng sắt bỗng nhiên động đậy. Người nông dân sốc quá khuỵu xuống, khi đó nữ thần thì thầm: “Chìa khóa cho tương lai của anh ở ngay bên ngoài ngôi đền này. Hãy nuôi dưỡng nó bằng sự dịu dàng; nó sẽ hỗ trợ anh và cả các đời sau của anh cũng vậy.” Không kìm được sự tò mò, anh liền đi ra ngoài và phát hiện ra một bụi cây khô héo. Nhờ sự chăm sóc ân cần của anh, bụi cây đã phát triển sum suê với những chiếc lá xanh tươi mơn mởn. Anh nông dân hái vài chiếc lá rồi thử rang khô lá trong một chiếc chảo đá. Chúng nhanh chóng biến thành một màu đen như than mịn, giống như bức tượng của Quan Âm. Mật hoa tạo ra từ những chiếc lá được nung theo cách này có mùi thơm ngát giống như những bông hoa. Nó ngon hơn bất kỳ thức uống nào từng chạm vào môi anh. Vì vậy, cái tên “trà của Kuan Yin” _ “trà Thiết Quan Âm”, đã ra đời.
SỰ TÍCH LÁ TRÀ
142