Dyscalculia – chứng khó học toán, định nghĩa và các đặc trưng

by admin

Theo các nhà nghiên cứu, cho đến hiện nay, dyscalculia hay hội chứng khó học toán là một triệu chứng mà người mắc phải sẽ có khả năng làm toán thấp hơn so với những người không mắc phải. Có thể giải thích bằng việc người mắc phải dyscalculia không thể thực hiện các phép toán cơ bản nhất như cộng, trừ, nhân hoặc chia. Ngoài ra, đối với người bệnh việc hiểu được giá trị của các con số cũng ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống thường ngày, các phép toán so sánh. Hệ quả của dyscalculia đối với người bệnh có thể kể đến như chất lượng cuộc sống của họ sẽ thấp hơn so với những người còn lại, nguyên nhân là do khả năng quản lý tài chính hay cơ hội nghề nghiệp. Căn bệnh này được dự đoán xuất hiện từ 3.5-6.5% ở trẻ em và những người trong độ tuổi đi học. Mặc dù tác động của dyscalculia đối với người bệnh được đánh giá là tương đương với dyslexia, chứng khó đọc, tuy nhiên, mức độ coi trọng đối với dyscalculia là rất thấp và sự hiểu biết của thế giới đối với loại bệnh này vẫn còn rất ít [1] [2] [3].

Với các thông tin ở trên, hãy tìm hiểu về định nghĩa của loại bệnh này. Đáng buồn rằng dyscalculia vẫn chưa được định nghĩa một cách khái quát và chung nhất do các thí nghiệm và nghiên cứu được sử dụng khác nhau và rời rạc. Đối với một vài nghiên cứu, dyscalculia là triệu chứng xuất hiện ở giai đoạn phát triển trong quá trình học và làm toán ở người trẻ tuổi, đồng thời dyscalculia cũng sẽ không bị phụ thuộc vào chương trình học hay sự thiếu cơ hội học tập [4]. Theo một vài hướng nghiên cứu khác, việc xem xét một người có mắc phải dyscalculia dựa trên sự chênh lệch của các bài kiểm tra toán đối với từng cá nhân với chỉ số thông minh của họ, chênh lệch giữa điểm kiểm tra toán được thiết kế riêng với chỉ số IQ, hoặc dựa vào tỷ lệ phần trăm sai lệch giữa hai chỉ số [5] [6]. Ngoài ra, theo [7] dyscalculia có thể định nghĩa dựa trên sự kém phát triển trong quá trình 2 năm học toán hoặc không thể hiện sự phát triển ngay cả khi có sự nỗ lực. Cần lưu ý rằng, dyscalculia có thể dễ bị nhầm lẫn với acalculia, mất khả năng tính toán, xảy ra sau khi một người bị tai nạn [8]. Có thể thấy rằng việc hiểu và định nghĩa được dyscalculia vẫn là một khó khăn lớn đối với các nhà nghiên cứu, và các triệu chứng của bệnh vẫ chưa được hiểu hoàn toàn. Đồng thời, những người mắc phải dyscalculia thường phải cùng trải qua những căn bệnh tâm lý khác như chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) và chứng khó đọc (Dyslexia) [9].

Việc định nghĩa về dyscalculia vẫn là một nút thắt lớn đối với các nhà nghiên cứu, đồng thời việc tìm ra các triệu chứng của loại bệnh này cũng là một khó khăn đối với việc nghiên cứu. Một phương pháp tìm hiểu về đặc trưng của dyscalculia được đề cập trong bài viết là tìm hiểu về hành vi của người bệnh. Đối với những người được xem là mắc phải dyslexia, họ thường có những vấn đề đối với các con số, cụ thể ở đây là cảm giác về giá trị của chúng. Những người được dự đoán là mắc phải dyslexia thường không thể hiểu được giá trị của những con số, không thể chuyển đổi từ chữ số sang con số, không thể hiểu hay sắp xếp được các con số từ bé tới lớn,… Một cách dễ hiểu hơn, những người mắc phải hội chứng này không thể đếm được, hay ngay cả việc đếm bằng những ngón tay. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc đọc bản đồ hay lập nên một chiến lược đơn giản cũng là quá khó với người bệnh. Do đó, việc tính toán, so sánh hay cảm giác được những con số được xem là vấn đề khó khăn nhất đối với người bệnh.

Từ những luận điểm về việc dyscalculia không phụ thuộc vào môi trường học hay chỉ số thông minh ở trên, mặc dù kết quả là đúng, những người mắc phải loại bệnh vẫn sẽ cảm thấy không tự tin vào kết quả làm một toán của họ. Đồng thời, các cá nhân cũng trải qua những quá trình khó khăn trong việc ghi nhớ cũng như mường tượng các con số hay những phương trình không chứa số. Một số nghiên cứu đồng thời cũng chỉ ra rằng dyscalculia cũng có thể có tính di truyền [10] [11].

Có thể thấy rằng dyscalculia hay chứng khó học toán là một hội chứng ảnh hưởng lâu dài tới người mắc phải, nó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới việc học, thể hiện và phát triển những kỹ năng liên quan tới việc tính toán. Những người mắc phải có thể đồng thời phải trải qua những hội chứng về tâm lý khác như chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) và chứng khó đọc (Dyslexia). Ngoài ra, những người mắc phải cũng có thể tự phát triển những vấn đề tâm lý khác như lo lắng, trầm cảm và dễ cáu gắt. Đồng thời việc tìm hiểu và định nghĩa về dyscalculia vẫn là một khó khăn rất lớn đối với các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, đối với các phụ huynh có con mắc phải dyscalculia cũng cần tự nâng cao hiểu biết về loại bệnh cũng như thể hiện sự thông cảm với con cái.

Tham khảo

[1]

K. Kucian and M. von Aster, “Developmental dyscalculia,” European Journal of Pediatrics, 2014.

[2]

R. Shalev and M. von Aster, “Identifcation, classification, and prevalence of development dyscalculia,” The Cambridge Encyclopedia of Child Development, 2008.

[3]

J. Beddington , C. L. Cooper, J. Field, U. Goswami, F. A. Hupper, R. Jenkins, H. S. Jones, T. B. L. Kirkwood, B. J. Sahakian and S. M. Thomas, “The mental wealth of nations,” Nature, vol. 455, pp. 1057-1060, 2008.

[4]

“International statistical classification of diseases and related health problem,” vol. 1, 2016.

[5]

M. M. M. Mazzocco and G. F. Myers, “Complexities in identifying and defining mathematics learning disability in the primary school-age years,” Annals of Dyslexia, vol. 53, pp. 218-253, 2003.

[6]

R. Shalev, O. Manor and V. Gross-Tsur, “Developmental dyscalculia: a prospective six-year follow-up,” Developmental Medicine & Child Neurology, vol. 47, 2005.

[7]

A. Devine, F. Soltész, A. Nobes, U. Goswami and D. Szucs, “Gender differences in developmental dyscalculia depend on diagnostic criteria,” Learning and Instruction, 2013.

[8]

M. Rosselli and A. Ardila, “The impact of culture and education on non-verbal neuropsychological measurements: A critical review,” Brain and Cognition, vol. 52, pp. 326-333, 2003.

[9]

B. Butterworth, S. Varma and D. Laurillard, “Dyscalculia: From Brain to Education,” Science, vol. 332, 2011.

[10]

M. G. von Aster and R. S. Shalev, “Number development and developmental dyscalculia,” 2007.

[11]

L. Hanus, S. Abu-Lafi, E. Fride, A. Breuer, Z. Vogel, D. E. Shalev, I. Kustanovich and R. Mechoulam, “2-Arachidonyl glyceryl ether, an endogenous agonist of the cannabinoid CB1 receptor,” 2001.

[12]

O. Rubinsten, “Co-occurrence of developmental disorders: The case of developmental dyscalculia.,” Cognitive Development, vol. 24, pp. 362-370, 2009.

[13]

C. C. Nuckols, “The Diagnótic and Statistical Manual of Mental Disorders”.

[14]

V. Menon, “Arithmetic in the child and adult brain,” In Cohen Kadosh, R & Dowker, A. (Eds.), The Oxford handbook of numerical cognition, pp. 502-530, 2015.

[15]

L. Kaufmann and M. von Aster, “The diagnosis and management of dyscalculia,” Deutsches Ärzteblatt International, vol. 109, pp. 767-778, 2012.

[16]

L. Kaufmann, K. Kucian and M. von Aster, ” Brain correlates of numerical disabilities,” In R. Cohen Kadosh & A. Dowker. (Eds.), pp. 485-501, In R. Cohen Kadosh & A. Dowker. (Eds.). The Oxford handbook of numerical cognition. .

[17]

R. Cohen Kadosh, A. Dowker, A. Heine, L. Kaufmann and K. Kucian, “Interventions for improving numerical abilities: Present and future.,” Trends in Neuroscience and Education, vol. 2, pp. 85-93, 2013.

[18]

B. Butterworth, D. Laurillard and S. Vasma, “Dyscalculia: From brain to education,” Science, vol. 332, 1049–1053.

You may also like

Leave a Comment