ROBERT WUN – HÀNH TRÌNH GIAN NAN CỦA MỘT TÀI NĂNG.

by admin

Giới chuyên môn thời trang quốc tế đang dành những lời có cánh cho một tài năng “Mới nhưng không mới” mang tên Robert Wun trong show diễn đầu tiên của mình tại cội nguồn của nhiều thương hiệu – Paris. Tại sao gọi Robert Wu là “Mới nhưng không mới” vì thương hiệu đồng tên nhà thiết kế trẻ đã tồn tại tận 8 năm trước khi ra mắt runway đầu tiên vừa qua. Câu chuyện của Wun cũng có nhiều nét tương đồng với Peter Do – những nhà phát triển và thiết kế thời trang độc lập trong bối cảnh nền công nghiệp bị chi phối bởi các tập đoàn hàng đầu. Họ phải vật lộn với việc khẳng định bản thân và phát triển con đường thời trang của riêng mình – việc tạo ra một thương hiệu không có gì là khó, nhưng việc định hình nó, phát triển nó, tăng tính nhận diện nó để được xã hội công nhận thì đó thực sự là một vấn đề gian truân.
Con đường mà Robert Wun đi cũng không phải trải thảm bằng hoa, nó cho chúng ta thấy mặt tối của ngành công nghiệp – nơi được mệnh danh là “Cối xay thịt người” bào mòn về sự sáng tạo, sức người chứ không phải chỉ có hào quang tỏa ra trên các show. Robert Wun càng khó khăn hơn – nhà thiết kế trẻ sinh ra HongKong đã vật lộn để tìm ra con đường của mình sau những năm tháng làm đồ theo ý thích mà không chạy theo xu hướng, theo thứ gọi là “Thời trang mainstream”, bị áp lực bởi doanh thu – không một ai chống lưng (Vì là nhà thiết kế độc lập) và các sản phẩm của mình “Lowkey” nhất. Không hào nhoáng, không phô trương tại những phòng showroom thời trang cỡ vừa thường thấy ở các kinh đô thời trang.

Robert Wun học London College of Fashion – nhưng bản thân nhà thiết kế không được chọn cho buổi trình diễn tốt nghiệp (Giống như abo trường khác) cũng như không phải là thành viên của các chương trình “hỗ trợ kiểu mẫu” như NewGen hay Fashion East của London. “ I was never a part of that gang” – Robert nói như một lời bóng gió về tính “bầy đàn” của ngành thời trang (hoặc của nhiều ngành công nghiệp khác). Chàng trai trẻ lúc đấy không có quá nhiều cơ hội để phát triển thương hiệu cá nhân cũng như tìm ra một con đường dài.

“Tôi bắt đầu chế tạo các sản phẩm thương hiệu của mình bằng tay trong phòng ngũ của mình ở Brixton. Không có một chiến lược kinh doanh rõ ràng, tôi phải mất nhiều năm để xem có thể hòa nhập như thế nào và đâu mới là điểm mà tôi tiến tới”.
Khó càng thêm khó, sau biến cố tâm lý là sự ra đi của người bà cũng như đại dịch bùng nổ càn quét và ảnh hưởng sâu tới ngành thời trang – càng tác động mạnh hơn với những thương hiệu hay nhà thiết kế độc lập. Điều này đã thúc đẩy Robert Wun quyết định “Go big or go home”. Đó là nguyên nhân của việc tạo ra “Armour” – “Áo giáp”. Đây là một collection dạng mẫu may được Robert Wun thực hiện và chụp lookbook đơn giản bằng một chiếc Iphone. “Armour” được lấy rất nhiều cảm hứng từ hình tượng định hình thời trang của chàng trai trẻ đó là cố fashion designer – hooligan của nước Anh Alexander McQueen. Nỗi niềm chất chứa bao lâu, niềm đam mê thời trang, nỗi đau buồn khi mất người thân đã tạo ra một collection mang đậm tính nghệ thuật của thời trang với những nếp gấp sắc lẹm, những chiếc áo corsets với phần nịt và straps quấn quanh người như những gì “kìm tỏa” sức sáng tạo của Robert Wun.

Oái ăm thay – mạng xã hội lại là nơi đưa cái tên Robert Wun được nhiều người biết tới. “Armour” với vẻ đẹp của nó đã thu hút sự quan tâm của những người yêu thời trang trên nền tảng Instagram và trong đó có rất nhiều người nhận thấy sự độc đáo và tâm huyết của Robert nên họ sẵn sàng chi một số tiền cho nhà thiết này, con số là không hề nhỏ. Nó kéo Robert khỏi con đường may đồ bán làng nhàng cho các cửa hàng mà tập trung vào dịch bespoke hoặc may đo cá nhân cho các khách hàng đặc biệt với mức giá dao động từ 15000 đến 200000 bảng Anh cho mỗi sản phẩm. Đúng vậy, nó chính là concept căn bản của Haute Couture Fashion – những món đồ thiết kế của Robert Wun được mặc bởi Celine Dion, Cardi B, Solange, Priyanka Chopra và tiếng lành đồn xa – list danh sách khách hàng của Robert Wun hiện tại đủ để nhà thiết kế không còn phải đau đầu về vấn đề tài chính nữa.

Tất nhiên, tham vọng của bất kì 1 fashion designer nào hay bản thân chúng ta không ngừng ở 1 điểm bất kì. Chúng ta muốn nhiều thứ hơn nữa và với bất kì nhà thiết kế thời trang nào, thứ họ muốn đó chính là những “Khách hàng mục tiêu – Khách hàng kiểu mẫu” của họ sẽ mặc đồ mà họ làm ra. Sự chăm chỉ của Wun đã được đền đáp sau chiến thắng giải Andam Prix Special – một cuộc thi tìm kiếm những tài năng mới cùng với Rushemy Botter. Cái tên Robert Wun đã lọt vào mắt xanh của Bruno Pavlovsky, chủ tịch của Chanel và ông đã đồng ý làm hậu thuẫn, tài trợ cho cái tên này xuất hiện lần đầu tiên tại sàn diễn thời trang của Paris sau hợn 8 năm ẩn mình trong bóng tối. Và những gì chúng ta thấy được từ Robert Wun đã không làm thất vọng vị chủ tịch và những người yêu thời trang trong thái độ “Vẫn chưa tin đó là sự thật” của nhà thiết kế trẻ.

Đâu đó trong collection được trình diễn tại Hôtel d’Évreux trên Place Vendôme vẫn có một sự đau buồn, tổn thương âm ỉ của Robert Wun và hình dáng của Alexander McQueen vẫn có thể cho chúng ta mường tượng được. Những chiếc váy có vết cháy xém của thuốc lá, vết rượu vang đỏ. Gót giày thì gãy treo ở phía sau, một chiếc vòng cổ ngọc trai bị đập vỡ và vương vãi quanh váy, màu đen ảm đạm kết thúc buổi trình diễn với một chiếc áo được chần bông và mũ trùm đầu được điểm xuyến bằng lông vũ.

“Đây chính là sự bất an và hồi hộp của tôi khi thực hiện collection trình diễn lần đầu tiên này. Đó là sự ghi nhớ quá trình và thành phẩm mà các bạn thấy là thành quả mà tôi và đội ngũ đã vượt qua nó”.

Nổi tiếng rồi, được công nhận rồi nhưng Robert Wun cũng tự ý thức sâu sắc về thương hiệu của mình: “Chắc chắn tôi không phải 1 fashion brand có trị giá hàng trăm triệu bảng hay được nhìn thấy dễ dàng ở bất kì con phố nào tại Paris hay NewYork. Tôi không làm đồ theo cách đó – những gì chúng tôi làm ở đây là cá nhân. Tôi đã học được cách khi mọi thứ đến với bạn nhanh chóng thì nó cũng có thể biến mất ngay tập tức”.

Robert Wun, hành trình 8 năm không phải là ngắn nhưng cũng không phải là quá dài so với ngành công nghiệp thời trang này. Liệu chàng trai sinh ra tại HongKong này có thể mang cho chúng ta được những vẻ đẹp khác của thời trang – một cách haute couture nhất. Hay cũng sẽ giống như Peter Do tại thời điểm hiện tại – phải cân bằng giữa runway và commercial? Chẳng biết được, vì vốn dĩ ngành công nghiệp thời trang này thì cá lớn nuốt cá bé mà thôi.

You may also like

Leave a Comment