Có khả năng đến một lúc nào đó, khi mà Tiếng Quan Thoại có thể thay thế Tiếng Anh để trở thành ngôn ngữ toàn cầu mới hay không? Và trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang ngày càng phát triển, bạn có cân nhắc đến việc học Tiếng Quan Thoại không?

by admin

Còn tùy vào bên nào thắng WW3 nữa.


Không, nó sẽ không xảy ra. Tiếng Anh dễ học hơn (nói, đọc và viết) Tiếng Quan Thoại.
Đến hiện tại thì vị thế của Tiếng Anh đã được củng cố bởi một khoản thời gian quá dài. Có thời điểm Đế Quốc Anh đã chiếm 25% thế giới, do vậy có một phần không nhỏ các nước đã kế thừa Tiếng Anh như là ngôn ngữ của quốc gia họ.
Ngoài ra còn có Hoa Kỳ, quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, ngôn ngữ của họ là Tiếng Anh, nên họ đã truyền bá nó đến những vùng đất chịu ảnh hưởng của họ.
Nói Chung, Tiếng Anh là ngôn ngữ được nói nhiều nhất thế giới, đây không phải là một cuộc thi hơn thua, Xin lỗi nhưng Tiếng Quan Thoại sẽ không trở thành ngôn ngữ của thế giới. Nói ngắn gọn là thế.
Bằng chứng cũng nằm trong subreddit này đây. Chúng ta đang dùng Tiếng Anh để giao tiếp với nhau, không phải Tiếng Quan Thoại.


Cái này có lẽ mỗi mình tôi thấy thế. Tiếng Quan thoại quá khó để học, viết và nói. Hơn nữa, Có nhiều quốc gia hùng mạnh sử dụng Tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức của mình như Canada, Hoa Kỳ, Anh Quốc, Úc. Trong khi đó thì chỉ có mình Trung Quốc là nói Tiếng Quan Thoại thôi.
Đồng ý. Nó thật là khó và cũng thật dị thường. Dù cho vấn đề nằm ở cái điều thứ 2. Trung Quốc đang thúc đẩy cho sự phát triển của Tiếng Quan Thoại ở Châu Á và Châu Phi thông qua Học viện Khổng Tử. Nhưng mà có nước nào trong số các nước này trở thành nước phát triển không thì chẳng ai biết được.
Trung Quốc có nhiều dân hơn tất cả các nước đó cộng lại.
Nhưng quyền lực của Trung Quốc không lớn bằng tất cả các quốc gia kia cộng lại. Trừ khi bạn có ý định sống ở Trung Quốc, không thì Tiếng Anh vẫn là sự lựa chọn tối ưu hơn.
Dân Hongkong nói Tiếng Anh, và giới trẻ Trung Quốc cũng được khuyến khích học Tiếng Anh. Trung Quốc có thể vượt qua Mỹ để trở thành siêu cường mạnh nhất thế giới, thế nhưng Tiếng Anh vẫn sẽ là ngôn ngữ toàn cầu.


Không cần thiết cho lắm.
Những tiến bộ của công nghệ dịch thuật trong thời gian thực vài năm qua, cùng với sự cải tiến trong việc chỉnh sửa videohình ảnh, sẽ loại bỏ rào cản giữa những ngôn ngữ được nói nhiều nhất trên thế giới. Nó có nghĩa là bất kỳ phương tiện truyền thông nào được xuất bản bằng bất kỳ ngôn ngữ phổ biến nào đi nữa, thì người xem đều có thể thưởng thức một cách tự nhiên nhất. Vấn đề sẽ không còn là phương tiện truyền thông sử dụng ngôn ngữ nào nữa, mà sẽ là truyền thông nơi nào có chất lượng tốt hơn. Và quốc gia nào có quyền lực mềm mạnh để hỗ trợ cho phương tiện truyền thông của họ.


Không. Vì nhiều lý do. Chủ yếu là vì Tiếng Anh khi đưa lên bàn cân với các ngôn ngữ khác, thì nó là một ngôn ngữ dễ học. Nó khá là dễ hiểu, Tiếng Anh có ít hoặc không có ngữ pháp phức tạp, hay có quá nhiều từ ngữ vay mượn từ các ngôn ngữ và nhóm ngôn ngữ khác, nó tạo cho Tiếng Anh một cảm giác thân thuộc hơn với những người không nói Tiếng Anh.
Hơn nữa, ở thời cực thịnh của Đế Quốc Anh, họ đã kiểm soát đến 1/4 (!) thế giới, việc Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ toàn cầu là một điều hợp lý. Dù tốt hay xấu, thì họ (những nước nói Tiếng Anh, bao gồm cả Hoa Kỳ trong đó) cũng đi tiên phong trong công nghệ (và thông tin) trong những thập kỷ gần đây, họ dẫn đầu cuộc cách mạng thông tin với ngôn ngữ lập trình của họ được sử dụng trên toàn thế giới.
Và cuối cùng, theo tôi nghĩ thì đây cũng là một yếu tố quan trọng, người Trung Quốc không có cái phức cảm thượng đẳng của người Anh. Có nghĩa là họ không muốn ”loại bỏ thế giới man rợ và mang nền văn minh đến”. Người Trung Quốc hài lòng với việc an phận trong thế giới của họ, họ không cảm thấy cần phải bắt các nơi khác phải học theo ngôn ngữ của họ hoặc chịu ảnh hưởng từ văn hóa của họ.
-TN Phức cảm thượng đẳng, hay phức cảm ưu việt (superiority complex) được từ điển tâm lý học của Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ định nghĩa như sau: trong lý thuyết tâm lý học cá nhân của Alfred Adler, phức cảm thượng đẳng là ý nghĩ phóng đại của một người về khả năng và thành tích cá nhân xuất phát từ cảm giác tự ti quá lớn (APA, 2019). Nói ngắn gọn thì đây là cảm giác “Tôi tốt hơn tất cả mọi người”. Đây là một thuật ngữ được đề ra bởi chuyên gia tâm thần học Alfred Adler, người sáng lập trường phái tâm lý học cá nhân. Trích từ một bài viết của tác giả Tú Anh trên diễn đàn Spiderum.


Tiếng Quan Thoại có nhiều người nói vì Trung Quốc có đông dân.
Nếu bạn nhìn vào biểu đồ những nơi nói Tiếng Quan Thoại, bạn sẽ thẩy họ chủ yếu ở Trung Quốc và một số ít thì nằm rải rác trên thế giới.
Còn nếu bạn nhìn vào biểu đồ những nơi nói Tiếng Anh, bạn sẽ thấy phần lớn họ ở tại Hoa Kỳ và Vương Quốc Anh, vậy nhưng lại có một số lượng lớn những người nói Tiếng Anh trải dài khắp toàn thế giới.


Cá nhân tôi không cảm thấy việc Trung Quốc trỗi dậy sẽ ảnh hưởng đến quyền lực mềm của Hoa Kỳ, nên tôi nghĩ chúng ta không cần bận tâm đến nó đâu. Thực tế thì tôi thấy còn có nhiều người muốn học Tiếng Hàn hơn Tiếng Trung, để họ có thể hiểu được Kpop và Kdrama.


Tiếng Anh là ngôn ngữ được nói nhiều nhất hành tinh (tính luôn cả với người nói Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2), là ngôn ngữ chính thức ở 54 quốc gia (bao gồm quốc gia đông dân nhất thế giới*), là ngôn ngữ chính thức của quốc gia hùng mạnh nhất thế giới (Trung Quốc vẫn còn thua xa Mỹ về tầm ảnh hưởng và quy mô kinh tế), nó dễ học hơn nhiều đối với đa số mọi người, vì hầu hết các ngôn ngữ phổ biến trên thế giới là thuộc Ngữ hệ Ấn-Âu, bao gồm cả các ngôn ngữ Romance (như Tiếng Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha vv) và hầu hết các ngôn ngữ của Ấn Độ (đặc biệt là Tiếng Hindi và Tiếng Bengal).
-TN cái * nhé, cho bạn nào không biết thì Ấn Độ đã chính thức vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất trên thế giới vào ngày 14/04/2023 theo số liệu của Liên Hiệp Quốc nhé, và nhìn cmt này thì cũng khá chắc ông này là người Ấn Độ rồi.


Tiếng Anh quá vững chắc và không thế thay thế. Trừ khi Hoa Kỳ hoàn toàn sụp đổ, mà cũng chẳng liên quan lắm, Tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ toàn cầu thôi. Khi xưa lúc Liên Xô đang trên đà phát triển, cũng chẳng có cơ hội nào để giúp Tiếng Nga trở thành ngôn ngữ quốc tế mới, bởi vì Liên Xô là một xã hội cô lập, họ không sản xuất được nhiều thông tin như cách mà truyền thông quốc tế làm được (khi đem lên bàn cân với Mỹ). Trung Quốc bây giờ cũng chẳng khác gì Liên Xô khi xưa.


Hy Vọng rằng Tiếng Quan Thoại sẽ không thay thế Tiếng Anh.
Tôi biết có rất nhiều người nói rằng Tiếng Quan Thoại nên được dạy nhiều hơn vì đây là ngôn ngữ được nói nhiều nhất trên thế giới, tuy vậy lý do duy nhất mà nó có nhiều người nói nhất là vì dân số của Trung Quốc là 1.425 tỷ người.
Tiếng Anh là ”ngôn ngữ toàn cầu” và hầu hết mọi người đều có thể nói hoặc hiểu nó theo một cách nào đó. Tiếng Quan Thoại cực kỳ khó vì chúng ta không lớn lên với nhạc Trung Quốc bên tai mình, vì thế nên chúng ta phải bắt đầu từ con số 0. Tốt hơn hết là Tiếng Anh nên được dạy nhiều hơn ở Trung Quốc, thay vì Tiếng Quan Thoại sẽ thay thế Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ toàn cầu, lol.

You may also like

Leave a Comment