KPOP/ K-CULTURE: KHÔNG CÓ AI LÀ NHẤT, MÀ ĐÓ LÀ QUÁ TRÌNH.

by admin

Gucci thực hiện show tại cung điện GyeongBokgung – niềm tự hào và là biểu tượng sức mạnh của xứ sở Kim Chi. Hàng loạt các thương hiệu thời trang xa xỉ hàng đầu chạy đua trong việc tìm kiếm các đại sứ thương hiệu là người Hàn. Hàng loạt các hits nhạc của thế hệ mới trở thành “đoạn nhạc quốc dân” trên các nền tảng mạng xã hội. Các series K-drama trên Netfix giờ đây toàn thế giới đều coi, các tác phẩm điện ảnh hàn lâm của Hàn Quốc cũng đoạt giải toàn cầu. Cách người Hàn ăn mặc tác động ngược lại toàn cầu. Theo nghiên cứu gần đây, người Hàn Quốc chi trung bình 330 dollars cho hàng xa xỉ mỗi năm, mức cao nhất tính theo đầu người ở bất kì quốc gia nào.

Không ngoa khi nói rằng nền văn hóa Hallyu hiện tại đang là Pop-culture, là văn hóa đại chúng toàn cầu khi đáp ứng đủ những yếu tố về nghệ thuật, phim ảnh, âm nhạc, thời trang và văn hóa truyền thống. Minh chứng rõ ràng hơn là 1 K-pop idol cả thế giới đều biết (Tính theo đại chúng) nhưng chưa chắc 1 celebs hạng A của Hollywood thì châu Âu hay châu Á biết.

Nhưng những tranh cãi về Black Pink, BTS là người có công vươn tầm thế giới của nền công nghiệp giải trí xứ Hàn. Ai là nhất? Chẳng có ai là nhất. Con đường sẽ không hoàn thiện nếu không có người mở đường, người đặt những viên gạch đầu tiên. Dù mình là V.I.P, là fanboy chính hiệu của G-dragon nhưng chưa bao giờ mình nói rằng GD lead cả văn hóa xứ Hàn ra quốc tế cả. Mà đó là công sức của cả thế hệ đi trước – của DBSK, của Se7en hay BiRain (Những người đã bắt đầu đi đem chuông đi đánh xứ Mỹ nhưng không quá thành công như hiện tại, nhưng nếu không có những người đó thì cả Bigbang, 2NE1, SNSD, Super Junior hay BlackPink, BTS sẽ không đạt được thành công sớm như ngày hôm nay).
Hàn Quốc, cùng với Nhật Bản – luôn được mệnh danh là “Con rồng của Châu Á”. Sự ảnh hưởng của Hàn Quốc không đến từ sức mạnh quân sự mà đến từ một nền kinh tế thịnh vượng với các tập đoàn Chaebol (Tài phiệt) – một hệ thống cha truyền con nối miêu tả các thế lực kinh tế của xứ Kim Chi. Chúng ta có Samsung (Đối trọng với Apple), chúng ta có Huyndai Motor, chúng có LG, Kia Motor, CJ Group… những cái tên đang đóng một vai trò rất lớn không chỉ mà Hàn mà còn thế giới.

Cũng như vậy – văn hoá Hàn được tuyên truyền ra thế giới thông qua các kênh kinh tế và sự hậu thuẫn mạnh mẽ của các tập đoàn kia. Và điều này càng đặc biệt đúng với Việt Nam, khi là bệ phóng của cơn sóng “HALLYU” lên thời trang. Người Việt đã được “bồi bổ” văn hoá và phong cách, đời sống của người Hàn thông qua hai thứ công cụ mạnh mẽ là phim Hàn (K-Drama) và nhạc Hàn (K-pop). Trải qua hơn hai thập kỉ, người Việt chúng ta đã Theo dõi hơn cả trăm, cả ngàn phim Hàn (Từ Giày Thuỷ Tinh, Nấc thang lên thiên đường đến mấy phim gần đây..). Kpop còn khủng khiếp hơn, hẳn những cái tên như DBSK, BIGBANG, Super Junior, SNSD, 2NE1, Birain đã thấm nhuần thế hệ 8x 9x đời đầu của Việt Nam. Rồi để bây giờ, BTS và Black Pink thống trị các bản nhạc tại đất nước ta với lượng fandom hùng hậu (Và cả thế giới cũng vậy). Công nghệ (Mobile/SocialNetwork/Stream – Youtube) và các tập đoàn kể trên đã là 1 kênh quảng bá khủng khiếp cho nền văn hoá “HALLYU”.

NHƯNG ĐÓ KHÔNG PHẢI LÀ TẤT CẢ

Nhưng phải công nhận người Hàn biết mình nên làm gì và sự đầu tư chất xám khủng khiếp của chính phủ khi chi tiền thẳng tay cho người ta đi học kiến thức nước ngoài về xây dựng đất nước – như thời Duy Tân Minh Trị của Nhật Bản. Thành quả là phải hơn mấy chục năm, người Hàn đã có chỗ đứng quan trọng trên thế giới – thời trang, kinh tế, điện ảnh. Những sự thành công toàn cầu của các series Netflix Hàn cũng nằm trong số đó.

Không chỉ thế, giới underground của Hàn cũng phát triển cực kì mạnh mẽ, kể về âm nhạc và visual cũng đạt ở 1 level hoàn toàn khác và ngày càng được đón nhận bởi thị trường quốc tế nhiều hơn.
Không phải không không mà xứ Hàn được gọi là “Xứ sở của nền công nghiệp giải trí”. Hollywood là kinh đô điện ảnh và tác động toàn cầu nhưng thời gian đó châu Á chưa phát triển quá mạnh. Và giờ Kpop đã phát triển đủ mạnh, tài chính đủ khủng để đưa Hàn Quốc đi vang xa – Châu nào cũng biết.

Giải trí, ăn mặc, nghe nhạc – mọi thứ đều phục vụ cho Lifestyle/lối sống, thứ không thể thiếu ở cuộc sống của mỗi con người và tính tại thời điểm hiện tại nó càng kinh khủng hơn vì có 1 công cụ thể hiện nó cho người khác biết ở quy mô toàn cầu. Đó là Internet.

Chẳng thế mà người Hàn đầu tư mạnh tay hơn vào K-Fashion và K-Beauty. K-fashion thì nếu ai chưa biết – toàn bộ chi phí cho Seoul Fashion Week là do chính phủ hỗ trợ gần như hoàn toàn. Họ mời các nước phương Tây, kinh đô thời trang đến theo dõi các local brands ở Hàn xây dựng như thế nào – chi tiền mời các photographer nổi tiếng tới chụp lên các mặt báo có tiếng tăm như VOGUE, GQ, NYTimes. Bằng cách đó, “HALLYU” ngày càng bành trướng lên cả nền thời trang của thế giới. Nhiều thương hiệu thời trang của Hàn Quốc có tiếng nói toàn cầu, có những thương hiệu xuất phát từ Hàn đã bước chân vào những tập đoàn thời trang lớn như LVMH.

Trong khi đó, ở các nước bạn bè (Ngay cả Tokyo, SIngapore và Việt Nam ta) – một nhà thiết kế trẻ nào muốn giới thiệu collection của họ. 1 là gọi tài trợ hay tự trả tiền thì mới có thể được biết đến (Chút ít). Điều này chúng ta nên học hỏi người Hàn.

Thành công càng làm cho chính phủ Hàn Quốc mạnh tay tài trợ cho việc đầu tư thời trang mạnh mẽ (Vì món lời là hoàn toàn to). Seoul Fashion Week giờ nghiễm nhiên được sánh vai chung hàng với tứ trụ London, NewYork, Paris và Milan Fashion Week. Thêm một điều, không cần phải chi tiền – giờ các đầu báo phải tự tìm tới và truyền thông về các sự kiện thời trang ở Hàn.

Hàn Quốc – đã là cái ao làng của nhiều thương hiệu – Juun.J, ADER Error đã vươn bàn tay ra ngoài thế giới và có các retail store ở London, Paris.
Quân sự có thể uy hiếp được 1 cộng đồng – nhưng văn hoá với sự hấp dẫn và thấm từ từ lại thể hiện sự điều khiển tinh thần theo một cách quyến rũ hơn và thuyết phục hơn mà chúng ta không hề hay biết. Bên cạnh đó, sự thành công của một nền công nghiệp được thể hiện bởi những con người cụ thể không phải đơn thuần từ họ mà là cả một quá trình, một sự cố gắng không ngừng nghỉ, một kế hoạch dài hơi, một sự đầu tư khủng khiếp.

Nên dù idol ai mà chúng ta tranh cãi họ là nhất thì cũng không có ý nghĩa lắm. Tại nó vô thưởng vô phạt. Tài năng thì ai cũng công nhận mà thôi.

Việt Nam muốn như vậy thì bác A nói cũng không hề sai khi chính Hàn Quốc là 1 case-study điển hình cho việc 1 cánh én không làm nên mùa xuân mà nó là cả 1 tập thể từ trên xuống dưới.

You may also like

Leave a Comment