Chỉ là một bức hình troll của một page nào đó về Rap khi mà các thí sinh đi tham dự chương trình RV SS03 nhưng lại đọng trong mình nhiều suy nghĩ.

by admin

Thợ Ráp hay Thợ Rập là một trong những nghề quan trọng bậc nhất của ngành công nghiệp thời trang này. Có thể được gọi bằng một cái tên tiếng Anh mĩ miều là Pattern Making, phần rập hay tạo mẫu là xương sống – là cốt lõi của ngành may mặc và thời trang này. Trên thực tế, một bộ quần áo có trở nên đẹp hay không? Nó phụ thuộc vào bàn tay của người làm rập, người tạo mẫu. Dẫu rằng fashion designer hay creative director có giỏi cỡ nào đi chăng nữa thì việc không có 1 người hay một đội ngũ pattern maker giỏi thì chắc chắn họ cũng chẳng làm được gì. Thế nên Bottega Veneta nhận thức rõ được điều này khi Daniel Lee rời đi, họ không lo lắng lắm khi trong tay vẫn còn một Matthieu Blazy mà bất kì một thương hiệu thời trang nào cũng thèm khát.

Các Pattern Markers có thể nói là người am hiểu bậc nhất về các số đo cơ thể của con người đi cùng với việc am hiểu những kĩ thuật về may mặc, chất liệu. Những con người này phải trang bị kiến thức và một vốn trải nghiệm về việc chuẩn bị các mẫu, số do dựa trên yêu cầu và nhu cầu của người mặc, của thị trường dựa trên bảng thông số kĩ thuật. Đó là những thứ đang diễn ra trong nền công nghiệp thời trang này.

Thợ Rập tại Việt Nam có thể được xem là “Những thiên thần đứng sau cánh gà” của các nhà tạo mẫu, các thương hiệu thời trang tại Việt Nam. Không một chút hào nhoáng, không một chút truyền thông hoặc toàn bộ hào quang đó thuộc về các fashion designer, các founder của local brands – nhưng vai trò và ảnh hưởng của họ chắc chắn là những người trên đều biết nó quan trọng như thế nào. Cũng chính vì như thế mà đối tượng người trẻ mới lại yêu thích việc làm Fashion Designer để làm chủ cuộc chơi nhiều hơn dẫu có rất nhiều khó khăn (Như mình có đề cập tại một bài viết), có lẽ cái ngành Pattern Makers này không mang cho họ nhiều giá trị (Về truyền thông) và fancy như FD (Maybe). Cũng nằm ở một tâm lý, ai học cũng muốn trở thành 1 CEO, 1 Owner, 1 người làm chủ chứ không ai muốn trở thành một người mãi mãi làm dưới hình bóng của 1 người khác. Những mỗi nghề có một cái hay riêng, có một thế mạnh riêng và có những góc khuất khác.

Nó dẫn tới một hệ quả rằng nền công nghiệp thời trang Việt Nam hiện tại đang thiếu một hệ thống các thợ rập trẻ có đủ tay nghề và tài năng mới. Không thể phủ nhận được những thợ rập “truyền thống” và có tay nghề, có tuổi hiện tại ở thị trường nhưng chính cái tính chất “truyền thống” này đã thử thách rất nhiều các fashion designer và thương hiệu khi người làm mẫu, người làm rập không hiểu được ngôn ngữ thời trang, ngôn ngữ thiết kế mới. Họ cho rằng thế là đang phá đi cấu trúc nguyên bản của quần áo và cố gắng sửa lại theo ý của mình – việc này dẫn tới back n forth rất nhiều trong quá trình và tốn rất nhiều thời gian. Tiếp theo, các thợ rập truyền thống này không dám thử sức mình và bước ra vùng an toàn với những kiểu thiết kế cầu kì, đòi hỏi nhiều công đoạn và rủi ro trong việc làm đi – làm lại. Còn tất nhiên thợ rập công nghiệp họ sẽ ưu tiên các mẫu dễ làm, đạt doanh thu và số lượng.

Có nhiều kiểu Pattern Making khác nhau, trong đó có:
Custome-Made Pattern Making (Bespoke System) – đây là tạo mẫu theo yêu cầu (Các kiểu Bespoke).
Commercial Pattern Making – Tạo mẫu thương mại, cho các kiểu thương mại với số lượng lớn.
Sample Garment Based Pattern Making – Tạo mẫu dựa trên hàng mẫu/mẫu sống.
Industrial Pattern Making – Tạo mẫu công nghiệp.
Flat Pattern Making – Tạo mẫu phẳng (2D).
Flat Sketch based Pattern Making – Tạo mẫu dựa trên bảng phác thảo.
Etc.

Ngày nay, các pattern Maker chuyên nghiệp (Thợ rập chuyên nghiệp) đang là một trong những mảng nhân lực khan hiếm tại thị trường Việt Nam (Vì lí do sao mình cũng đề cập ở trên). Khi vào trong một thương hiệu thì họ làm việc gần như là hình với bóng với các nhà thiết kế. Tùy thuộc vào khối lượng công việc thì người tạo mẫu/làm rập có thể phát triển sản phẩm ngay từ những mẫu đầu tiên hoặc phát triển dựa trên những thứ đã có sẵn. Trong làm rập thì có những kiểu có sẵn và có thể copy-paste một cách dễ dàng để ứng dụng lên sản phẩm nên một người làm rập thông minh có thể giải quyết nhiều mẫu rập trong cùng 1 thời gian (Không giống như Fashion Designer). Để làm một Pattern Maker chuyên nghiệp thì theo tiêu chuẩn quốc tế phải có bằng Đại học liên quan đến Thiết kế trang phục – tuy nhiên với sự phát triển công nghệ gần đây thì họ cần thêm những kiến thức về Graphic Design ( thiết kế Đồ họa), các phần mềm thiết kế/tạo mẫu (Sử dụng dây chuyền sản xuất công nghiệp) và thậm chí có cả Fashion Business (Kinh doanh thời trang) trong đó.

Với vai trò quan trọng như thế thì các pattern maker/ những người làm rập có một mức lương cao ổn định so với những vị trí khác trong ngành nếu họ thực sự có đủ kinh nghiệm và tay nghề. Nhưng những người mới cũng đừng e sợ vội vì lượng thương hiệu nội địa hiện tại rất nhiều và nhu cầu những người được đào tạo bài bản về làm rập trẻ rất cao/ bên cạnh đó tiêu chuẩn của thị trường đại chúng còn rất cởi mở và chưa khó tính nếu so sánh với các bên khó tính như Châu Âu nên cơ hội của mọi người còn rất nhiều. Thực tế theo khảo sát và kinh nghiệm của mình thì việc “đói” một người rập lành nghề và tiếp thu những góc nhìn mới của các thương hiệu nội địa Việt Nam rất có. Và một khi có portfolio rồi thì việc mọi người phát triển con đường của mình là chuyện hoàn toàn khả thi.

Thông qua đây, mình luôn muốn nhấn mạnh rằng để tiếp cận thời trang không chỉ có mỗi một con đường chông gai là Fashion Designer hoặc Fashion Model mà còn rất nhiều cách “Làm đẹp cho đời, làm đẹp cho người”. Dẫu không có hào quang, dẫu không có được sự tri ân đặc biệt nhưng những công việc thầm lặng của các Pattern Maker/Người làm rập vẫn luôn được những người có chuyên môn đánh giá cao và một sự tôn trọng nhất định.

Cảm ơn các anh/chị/các bạn đã, đang và học nghề làm rập. Các bạn đang làm một điều phi thường lặng lẽ cho ngành công nghiệp thời trang nước nhà.

You may also like

Leave a Comment