Người đáng quan ngại nhất tôi từng gặp là một nhà tâm lý học, và chính hắn ta cũng là yếu tố thúc đẩy tôi nghiên cứu về những động lực nào đã khiến người mắc bệnh rối loạn nhân cách (Personality Disorder) trở thành nhà tâm lý học (điều này xảy ra phổ biến hơn nhiều người nghĩ đấy).
Tên này là bạn học của tôi nhưng tôi không ngờ là hắn học ngành Tâm lý học luôn đấy.
Bởi hắn ta là kẻ bạo lực học đường dã man nhất mà tôi từng thấy.
Ba trong số các nạn nhân của hắn đã tự kết liễu đời mình.
Rồi cũng có vài người tố giác hắn ta tội hiếp dâm, nhưng vì chuyện xảy ra hồi những năm thập niên 80, nên nạn nhân đành rút lại buộc tội sau khi cảnh sát thông báo rằng không có bằng chứng xác thực ngoài lời cáo buộc của cô.
Có một lần nọ hắn ta phát hiện có cậu nhóc bị chứng sợ không gian kín (claustrophobic). Thế là hắn ta nhốt cậu bé tội nghiệp vào trong tủ hơn nửa giờ đồng hồ. Tới lúc chúng tôi cứu cậu ra thì cậu bé đã bất động và không còn nói được. Cậu bé này sau đó đã tử tự.
Sau nhiều năm gặp lại tại một hội thảo nọ, hắn ta cũng chẳng tỏ ra hối hận hay thấu cảm gì.
Hắn ta còn vặn ngược lại trí nhớ của tôi về mấy sự kiện đó nữa, cố gắng thuyết phục tôi (- một nhà tâm lý học lâm sàng) về việc trí nhớ của tôi không đáng tin và anh ta không hề có ký ức gì về những tội ác đấy cả.
Điều đáng sợ nhất là loại người đấy lại đang làm việc cùng với những thiếu niên bất hạnh khổ sở.
Thế là tôi trình bày đề này với một trong số giáo sư của hắn ta và yêu cầu được biết lý do tại sao ông ấy không phát hiện điều này (vì theo ý kiến của tôi), rõ ràng một cá nhân mắc bệnh rối loạn nhân cách đang theo học lớp của ông ấy mà.
Ông ấy đáp rằng có thể hắn là người thích hợp để làm việc với thanh niên khổ sở đấy chứ, bởi hắn ta sẽ hiểu rõ cơ chế nạn nhân kẻ bắt nạt hơn mà.
Tôi khiếp luôn.
Tôi bảo nói thế khác gì phát biểu rằng hãy nên đào tạo mấy thằng hiếp dâm trở thành cố vấn hiếp dâm vì cả hai có cùng góc nhìn, quan điểm đâu nhỉ.
Đến giờ tôi vẫn chưa biết ai là người đáng quan ngại hơn. Thằng bắt nạt hay ông giáo sư của hắn.
Với tư cách là nhà tâm lý học, đâu là người đáng quan ngại nhất bạn từng gặp?
149