SỰ THẬT TÂM LÝ THÚ VỊ ÍT NGƯỜI TỪNG NHẮC ĐẾN LÀ GÌ?

by admin

  1. Nếu ai đó nhìn chằm chằm vào môi bạn trong lúc đang trò chuyện, có thể họ đang nghĩ về cảm giác khi hôn bạn sẽ như thế nào.
    Fact check (1): Dựa theo ngôn ngữ cơ thể, nếu một người muốn hôn bạn, thì bên cạnh việc nhìn chằm chặp vào môi bạn, họ sẽ có thêm một số dấu hiệu sau:
    Xoay bàn chân về phía bạn nếu hai người đang đứng gần nhau hoặc trong cùng một căn phòng.
    Cuộn đầu ngón chân lên khi ảnh đang nói chuyện.
    Nói bằng giọng trầm hơn.
    Tiếp xúc gần hoặc hiện diện xung quanh bạn kể cả khi cả hai không giao tiếp.
    Còn nhiều nữa nhưng chủ yếu chúng đều là những dấu hiệu khá hiển nhiên cho chuyện anh này muốn hôn bạn, còn nếu là người mới gặp lần đầu, là sếp, hoặc bạn bè xa lạ gì đó thì sao?
    Người ta đang cố hiểu bạn nói gì: Trường hợp này thì họ sẽ không vô ý thể hiện những dấu hiệu như kiểu xoay người hoặc hướng về phía bạn, mà maybe họ lãng tai thôi.
    Lo lắng: Khi lo lắng, mọi người sẽ khó duy trì giao tiếp bằng mắt và thường phải nhìn xuống, đi kèm một vài dấu hiệu như là:
    Chớp mắt liên tục.
    Chà xát mắt, mũi, cẳng chân, tai, cổ hoặc cánh tay.
    Chạm tay lên phần trước của cổ, nơi ngay trên hõm cổ.
    Nói với tông giọng cao hoặc ngữ điệu cao dần (như là tông giọng trở nên cao vút ở cuối câu).
    Tay hoặc chân vô thức gõ nhịp.
    Mô phỏng hành vi của bạn: Khi cần cố gắng để hoà nhập vào một tập thể, người ta thường bắt chước ngôn ngữ cơ thể và hành vi của đám người đó. Họ thường cố gắng mô phỏng một số điều như là:
    Cách bước đi.
    Tông giọng và tốc độ nói.
    Tư thế đứngngồi.
    Cử chỉ khuôn mặt trong các tình huống
    Cử chỉ tay.
    Tóm gọn thì: Không hẳn là họ muốn hôn, cũng có thể, nhưng bạn phải cân nhắc nhiều dấu hiệu khác nữa.
  2. Gặp gỡ hoặc tiếp xúc với ai đó trong tình huống nguy hiểm sẽ gia tăng khả năng rơi vào lưới tình của cả hai.
    Fact check (2):
    Não của bạn sẽ giải phóng hàng loạt các chất hóa học khi đối mặt với tình huống nguy hiểm hoặc khi đang tập thể dụcvận động, những hành động bất chấp cái chết hoặc tập luyện cường độ cao sẽ bơm endorphin tạo cảm giác dễ chịu vào cơ thể.
    Jenna Tregarthen, một nhà tâm lý học lâm sàng cho biết, não bộ rất bị dễ đánh lừa trong việc nhận thức các thể loại hấp dẫn cảm xúc.
    “Vận động cường độ cao gây ra một loại căng thẳng khiến nhịp tim đập nhanh, đây là những triệu chứng tương tự như khi tim bạn đập thình thịch vì bị thu hút bởi người khác”
    “Đôi khi bạn nghĩ là bạn phải lòng ai đó, nhưng thực tế những dấu hiệu cơ thể chứng minh điều đó lại tới từ ảnh hưởng của môi trường hoặc tình huống xung quanh”
    Đó là một hiện tượng đã được các nhà tâm lý học nghiên cứu bấy lâu. Hài hước nhất là Nghiên cứu Cây Cầu (Bridge Study) của Dutton và Aron năm 1970:
    Một nữ điều phối viên hấp dẫn đã khuyến khích một nhóm đàn ông băng qua một cây cầu treo nguy hiểm, cổ làm tương tự với một nhóm khác nhưng chỉ yêu cầu nhóm này băng qua một cây cầu thấp và an toàn hơn. Sau đó cổ cho họ số điện thoại của mình để “thu thập ý kiến”, một nửa số người băng qua cầu treo đã gọi để hẹn cổ đi chơi, trong khi chỉ 12% đàn ông trong cây cầu an toàn mới làm thế.
    Vậy nên rơi vào lưới tình cũng tương tự như chuyện giải phóng adrenaline lúc nguy hiểm. Đó là điều mà các huấn luyện viên cá nhân (PT), những người huấn luyện thể thao sẽ phải nhận thức được, vậy nên hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực này mới có chính sách không hẹn hò với khách hàng của họ.
    Đối với phụ nữ thì xét theo góc độ tiến hóa sinh học, một con đực sẽ ra dáng một người bạn đời phù hợp hơn trong mắt giống cái, khi mà con đực đó có thể chứng minh rằng mình có thể chịu đựng được căng thẳng và nguy hiểm.
    Đừng tự hỏi sao tự dưng mình lại lỡ say nắng mấy anh ở phòng Gym hoặc PT của mình nữa nha.
    Tuy nhiên, dù Adrenaline có thể nâng cao cảm giác hấp dẫn trong một mối quan hệ, nó cũng có thể tạo ra phản ứng ngược nếu khởi đầu đã chẳng mấy vui vẻ.
    Jenna nói: “Nếu ai đó thấy bạn kém hấp dẫn, có khả năng họ sẽ thấy bạn còn kém hấp dẫn hơn sau khi cùng nhau trải qua sự kiện [kích thích] nào đó”.
    “Vậy nên, dắt ai đó đi xem phim kinh dị có thể khiến người ta nghĩ về bạn còn kinh khủng hơn”
  3. “Trái dấu hút nhau” chỉ có trong truyền thuyết, con người thường thu hút những ai giống họ hơn.
    Fact check (3):
    Các chuyên gia về mối quan hệ đã viết sách dựa trên giả định này. Trải qua phỏng vấnthu thập ý kiến từ những người độc thân và đang tìm kiếm bạn đời, có 86% nói rằng họ đang tìm kiếm một người có những đặc điểm trái ngược mình.
    “Trái dấu hút nhau” có thể đúng với nam châm, còn trong tình yêu thì sao?
    Các nhà nghiên cứu đã điều tra xem sự kết hợp nào sẽ tạo ra những yếu tố lãng mạn hơn – những người giống nhau, khác nhau hoặc đối lập nhau? Họ gọi ba khả năng này lần lượt là: giả thuyết đồng điệu, giả thuyết đối lập và giả thuyết bổ khuyết.
    Giả thuyết đồng điệu đã thắng.
    Kể từ những năm 1950, các nhà khoa học xã hội đã tiến hành hơn 240 nghiên cứu để xác định xem liệu sự tương đồng trong thái độ, đặc điểm tính cách, sở thích bên ngoài, giá trị quan và các đặc điểm khác có khiến con người bị thu hút bởi nhau hay không. Vào năm 2013, nhà tâm lý học Matthew Montoya và Robert Horton đã xem xét kết quả tổng hợp của những nghiên cứu này bằng phương pháp gọi là “phân tích tổng hợp” (meta-analysis). Từ đó, họ đã tìm thấy mối liên hệ không thể chối cãi giữa việc “có điểm chung” và “có hút nhau”.
    Đối với con người, sức hấp dẫn tới từ việc “giống nhau”, mạnh mẽ đến mức nó được tìm thấy ở khắp các nền văn hóa. Vậy, có bằng chứng khoa học nào cho thấy những người khác nhau vẫn có thể thu hút nhau không?
    Mấy câu chuyện tình ngụ ngôn kiểu ai đó đi tìm kiếm những người mang theo những điều mà họ không có, như gái ngoan phải lòng trai tồi, như ai đó hài hước và hướng ngoại, bị thu hút bởi một người ngại ngùng và nghiêm túc, vv như kiểu cả hai đều coi người kia là lý tưởng, điểm mạnh của người này cân bằng với điểm yếu của người kia, những điều đó liệu có tồn tại hay không?
    Thật ra, về mặt khoa học, sự thu hút trái dấu (giả thuyết đối lập) hoàn toàn là hư cấu. Về cơ bản, không có bằng chứng nghiên cứu nào cho thấy sự đối lập về tính cách, sở thích, giáo dục, chính trị, tôn giáo hoặc các đặc điểm khác sẽ khiến con người ta thu hút nhau nhiều như mọi người vẫn tưởng.
    Ví dụ: trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sinh viên đại học thích những người bạn đời có tiểu sử hoặc có con-người-lý-tưởng (TN: their-idea-self, chịu, không biết dịch sao cho mượt) giống họ hơn là những người hoàn toàn đối lập. Ngoài ra cũng có nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những người hướng nội không bị thu hút nhiều bởi những người hướng ngoại.
    Vậy tại sao người ta vẫn cho rằng sự khác biệt sẽ tạo nên hấp dẫn?
    Đầu tiên là vì sự tương phản có xu hướng nổi bật. Kể cả các cặp đôi có nhiều đặc điểm giống nhau đi nữa, thì họ vẫn sẽ tranh cãi với nhau về những điểm khác biệt. Bên cạnh đó, đã có bằng chứng cho thấy những khác biệt nhỏ giữa vợ chồng có thể trở nên lớn hơn theo thời gian.
    Trong cuốn sách self-help “Hoà giải những khác biệt” (Reconcilable Differences), các nhà tâm lý học Andrew Christensen, Brian Doss và Neil Jacobson, đã mô tả hiện tượng mà theo thời gian các cặp đôi sẽ có xu hướng chuyển sang hình thức “bổ khuyết nhau” thay vì “đồng điệu nhau” như trước.
    Ví như dần dà, trong nhà sẽ có ai đó ôm luôn trọng trách “người hài hước của gia đình”, trong khi nửa còn lại với khiếu hài hước chỉ-kém-hơn-một-chút sẽ trở thành “nhân vật nghiêm túc”. Khoa học đã chứng minh điều đó, rằng dù có khởi đầu tương đồng ra sao, hai người trong một mối quan hệ sẽ dần phát triển để tự phân biệt bản thân theo nhiều cấp độ, và rồi sẽ bổ sung cho nhau theo nhiều cách.
    Điều này đã chứng minh một điều là đồng dấu thì mới hút nhau, v̵ậ̵y̵ ̵n̵ê̵n̵ ̵h̵ã̵y̵ ̵đ̵ồ̵n̵g̵ ̵t̵í̵n̵h̵
  4. Phụ nữ bị thuyết phục hoặc bị ảnh hưởng bởi sự hài hước hoặc mấy trò đùa châm biếm của đàn ông.
    (Chịu, không tìm được nguồn fact check, ai có thì cho mình xin để mình bổ sung ạ)
  5. Chia tay rồi còn làm bạn, nghĩa là một trong hai còn tình cảm, hoặc chưa hề yêu nhau từ đầu.
    Fact check (4):
    Trong một thí nghiệm bao gồm hơn 170 phụ nữ và hơn 110 nam giới, các nhà nghiên cứu đã thử kỹ thuật đo lường bằng một số bảng câu hỏi. Và trong thí nghiệm thứ hai với gần 300 phụ nữ và gần 250 nam giới, các nhà nghiên cứu đã xác nhận tính hiệu quả của bảng câu hỏi đó.
    Tác giả chính của nghiên cứu Rebecca Griffith, sinh viên thạc sĩ tâm lý học tại Đại học Kansas, cho biết, làm bạn với người yêu cũ là một “hiện tượng rất phổ biến”, khoảng 60% mọi người duy trì tình bạn sau khi chia tay.
    Griffith đã trình bày nghiên cứu này vào ngày 4 tháng 8 tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (American Psychological Association), cho biết các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra, rằng có 4 lý do chính khiến một người vẫn làm bạn với người yêu cũ sau khi chia tay.
    Lý do đầu tiên là vì cảm giác an toàn, một người vẫn làm bạn với người yêu cũ là vì họ không muốn mất đi sự hỗ trợ về mặt tinh thần, lời khuyên hoặc sự tin tưởng của người đó.
    Lý do thứ hai là lý do thực tiễn, liên quan đến tài chính hoặc con cái.
    Thứ ba, đó là vì thái độ lễ nghĩa, họ muốn tỏ ra lịch sự và không muốn làm tổn thương cảm xúc của người khác.
    Cuối cùng là vì họ vẫn còn tình cảm.
    Các nhà nghiên cứu phát hiện ra, rằng nguyên nhân mọi người chọn duy trì tình bạn sẽ ảnh hưởng đến chuyện tình bạn đó kéo dài được bao lâu và mức độ tích cực của nó.
    Nghiên cứu cho thấy những người giữ mối quan hệ bạn bè vì những lý do thực tiễn hoặc họ chỉ lịch sự, sẽ tạo ra một tình bạn lâu dài.
    Những người làm bạn vì muốn giữ cảm giác an toàn sẽ giúp tình bạn đó có xu hướng tích cực hơn. Tuy nhiên, điều đó không liên quan đến chuyện tình bạn này sẽ có thể kéo dài được hay không.
    Đối với lý do vì vẫn còn tình cảm, nó sẽ tạo ra những cảm xúc tiêu cực, nhưng “nghịch lý thay” sẽ khiến mối-tình-bạn đó kéo dài hơn, “dù bạn không có được lợi ích gì từ tình bạn đó đi nữa, nhưng chỉ cần vẫn còn tình cảm, bạn vẫn sẵn sàng ở lại lâu hơn”

You may also like

Leave a Comment