TOKYO FALL 2023 – NƠI THÚ VỊ CỦA NỀN CÔNG NGHIỆP THỜI TRANG HIỆN TẠI.

by admin

Thực sự mà nói rằng các tuần lễ thời trang trên thế giới đang khá “một màu” khi chủ đề chính vẫn được ưu tiên là “Tailoring”, “Timeless Fashion – những thiết kế vượt thời gian và mang hình bóng thương hiệu”. Với xu hướng hiện tại trên thế giới thì điều đó là một việc không thể tránh khỏi được khi bối cảnh thị trường đang suy thoái và bất ổn trong các chuỗi cung ứng (Khi nào các tranh chấp toàn được giải quyết ổn thoả thì các đòn kinh tế mới giảm bớt được) thế nên mọi thứ đều rất an toàn.

Trong giai đoạn 2021-2022 thì mình cũng đã có một bài viết nói về vấn đề này – châu Âu đang rất cổ kính thì những thành phố khác lại mang tới cơn gió mới cho nền công nghiệp thời trang như Stockholm (Thuỵ Điển). Lại nói về Nhật Bản – những nhà thiết kế có nguồn gốc từ xứ sở hoa anh đào luôn tạo được ấn tượng với thế giới bởi mindset và thường thức của họ luôn khác người. Có thể bây giờ tại các tuần lễ thời trang đường phố tại Nhật Bản không còn gây ấn tượng với chúng ta đi chăng nữa vì có thể đã quen thuộc nhưng Nihongo Fashion designer luôn khiến mọi người cảm thấy thú vị. Một cách nào đó, tinh thần wabisabi về một vẻ đẹp hư vô, không hoàn hảo vẫn luôn được những nhà thiết kế trẻ thể hiện được điều đó.

Tokyo Fall 2023 có thể là món gia vị đậm đà dành cho những người yêu thời trang trong làn sóng “An toàn” này. Tokyo Fall 2023 mang tới những nhà thiết kế Nhật Bản đã, đang và tiềm năng cho không chỉ nền công nghiệp thời trang so tài với nhau mà còn thể hiện thế giới sự tự tôn của xứ sở Phù Tang.

Keisuke Yoshida là một trong những tài năng trẻ sáng giá nhất của Nhật Bản – tại Tokyo Fall 2023 thì fashion designer 32 tuổi này đã level-up khả năng của mình theo từng collection gây tranh cãi trước đó. Trong mùa này, với cảm hứng từ một cậu bé có vấn đề về tâm lý và một cách nào đó – đồ của Yoshida đã cứu cậu (Có thể là về mặt cảm xúc) vượt qua được những bức tường về việc bị bắt nạt hồi còn trẻ. Do đó đã tạo ra một hình tượng về một “Nữ hộ vệ” đầy sức mạnh được thể hiện trong Keisuke Yoshida “The last” với các hoạ tiết tương phản giữa sự “Cô đơn” và “Tình yêu”. Một nữ thần khoác bên ngoài màu sắc của bóng tối, của những sự cường điệu như chi tiết ở cầu vai hay cánh tay cùng với những layers đầy phức tạp – nhưng bên trong vẫn đảm bảo được yếu tố “mềm mại” nhẹ nhàng bằng những chiếc váy hay áo sơ mi bằng satin cùng các lớp vải quấn quanh cổ tạo ra một “Nữ hộ vệ” đầy gai góc nhưng vẫn có tình yêu.

Hay nói đến gã thiết kế đơn độc Takahiro Yamashita Thesoloist. Lên sàn diễn trở lại sau 1 năm rưỡi tại Bảo Tàng Quốc Gia Tokyo và danh tiếng của thương hiệu đã bị mai một theo thời gian – đây chính là thực tế của ngành công nghiệp thời trang này. “Cửu vĩ của làng thời trang” Nhật Bản đầy tâm tư và thứ được truyền tải thông điệp ở đây chính là thời trang. Ai tại sàn diễn cũng có thể cảm nhận được sự sâu sắc và lãng mạn đến từ kết cấu, một chiếc ao vest với chất liệu mềm mại, một chiếc suit jacket với vải velvet. Cấu trúc của collection này đều có xu hướng “chảy”, từ những bộ trang phục hầu hết dài tầm ngang đầu gối nhưng tà áo kéo xuống tạo độ sâu của trang phục. Takahiro Yamashita vẫn rất mạnh về sự tinh tế của các chi tiết (từ những sợi dây kéo xuống giữa đùi đến những hoạ tiết trên những đôi boots) – kết hợp với ánh sáng và âm nhạc đã tạo ra một trải nghiệm đáng nhớ đối với những người xem.

Final Homme II bắt nguồn từ Căn nhà cuối cùng một (2013) mà người đã từng được đề cử LVMH Prize Soshi Otsuki đã thiết kế. Gần 1 thập niên vật lộn sau những thành công ban đầu để xác định đường đi và định vị thương hiệu của mình, Soshi Otsuki đã quá hiểu về sức nặng của đồng tiền – của sự mưu sinh và nó lại càng đúng hơn với một môi trường như Nhật Bản. Collection lần này chắc sẽ được nhiều bạn thích vì nó khá giống “Businesscore” nhưng thực chất đó chính là sự phản chiếu của Soshi khi ngắm nhìn những người làm công ăn lương vất vả đi trên đường khi NTK này trở về nhà. Những bộ vest đen – những chiếc áo sơ mi trắng xếp chồng lên nhau. “Tôi thấy họ như đang xếp để tham dự một đám tang” – sự trào phúng còn được thể hiện bằng những chi tiết như belt quấn người, một sự vặn vẹo nhất định khi miêu tả những con người chạy theo đồng tiền, những con người bị ép vẹo cả người khi lên các phương tiện công cộng. Một chiếc áo sơ mi được kéo dài thành một bộ áo liền quần, hay sự xuất hiện của một chiếc cummerbund( túi bao tử) đúng nghĩa là ở vị trí bao tử (Phần eo) và khiến chúng ta nhớ tới những yakuza nhật quấn băng quanh bụng. Dưới ngôn ngữ thời trang của Soshi Otsuki thì những “người đi làm” đã không còn ủ rủ như những xác sống hay đi dự đám tang nữa mà nó đầy tính thời trang hơn mà vẫn đảm bảo được tính ứng dụng.

Còn rất nhiều nhà thiết kế tài năng khác của Nhật cùng với collection thú vị, chốt lại một mùa Tokyo Fall 2023 đầy sống động.

You may also like

Leave a Comment