Cờ vây trong The Glory

by admin

Cờ vây, trong một thời gian dài, là niềm tự hào về trí tuệ của con người, vì từng là loại cờ duy nhất trí thông minh nhân tạo không thắng được (trước sự kiện AlphaGo). Nó có biến số mỗi nước đi cực kỳ lớn, khó lường như lòng người. Có người nói số giao điểm bàn cờ đủ một năm âm lịch, còn quân cờ đen trắng chính là ngày và đêm. Người khác lại nói bàn cờ là một tiểu vũ trụ với tám thiên tinh, ứng với tám thẻ bát quái, và quân cờ hình tròn đen trắng đại diện cho âm dương. Bàn cờ vây là không gian, cũng là thời gian, nơi duy nhất không có điểm đối xứng là trung tâm của bàn cờ: điểm Thái Cực, hay còn gọi là Thiên Nguyên.

????????̛????̛́???? đ????̂̀???? ????̛̉ ????????????????̂???? ????????????????????̂????

Tuy không sai luật, nhưng rất hiếm gặp, vì thế trận xuất phát từ trung tâm công khó thủ cũng khó, thắng thì không huy hoàng hơn bao nhiêu, còn đa phần là thua rất thảm hại. Chẳng ai muốn tự làm khó mình đúng không? Vì thế người ta thường bảo kẻ khai cuộc ở Thiên Nguyên hoặc ngu ngốc, hoặc xấc xược, hoặc cả hai.
Yeo-Jeong đúng là người hướng dẫn cờ cho Dong-Eun, nhưng vì những cuộc gặp gỡ giữa họ ba phần tình cờ bảy phần vờ vịt, ta không chắc cô đã biết chơi trước đó hay chưa. Nếu chưa, thì cũng đã xem người khác đánh rất nhiều lần ở công viên, thế mà Dong-Eun đặt quân đầu là ở đâu? Ở Thiên Nguyên.
Nước cờ ấy nói lên nhiều thứ: Dong-Eun tuy đang giả ngốc, nhưng cũng tiết lộ bản ngã của mình: sự thách thức trật tự.

???????? ????????̂̀???? ????????????̂???? đ?????????

Trong luật cờ vây hiện đại, quân trắng được điểm cộng (5.5, 6.5 hay 7.5 mục). Dù quân đen có ưu thế đi trước, mất đứt 5.5 mục là một khoảng cách không nhỏ. Ta thấy trong các ván cờ với Do-Yeong và Yeo-Jeong, Dong-Eun đều cầm quân đen. Điều này ám chỉ ương quan đời thực giữa họ: Dong Eun tuy nắm thế chủ động, nhưng hai người kia luôn có điểm cộng. Dù là giai cấp, tiền tài, hay thế lực, Dong Eun đều xuất phát yếu so với họ, và cô cần tính đến khoảng 5.5 chênh lệch ấy từ đầu để bảo đảm chiến thắng về sau. Mình nghĩ đó cũng là lý do vì sao dù biết mười mươi họ là người tốt, thậm chí đứng hẳn về phía mình, Dong-Eun vẫn dè dặt chứ không thoải mái như với cô bạn tóc xù hay bà cô “điệp viên”.

???????????????? ????????????̣̂????, ???????????????????? ????????????̣̂????, ???????????? ????????????????

Ba giai đoạn của cờ vây là Khai cuộc, khi người chơi đặt một số mốc chính để phát triển thế quân; Trung cuộc là lúc phát động tấn công, người chơi vừa tìm cách nối các mốc đã đặt khi khai cuộc vừa ngăn cản đối thủ làm điều tương tự; Thu quan là khi cuộc chiến đã ngã ngũ, đôi bên chỉ lấn, chặn để gia cố phần đất đã chiếm.

Nói cuộc trả thù của Dong-Eun là một ván cờ dài quả không sai. Những gì xảy ra ở thời hiện tại đều thuộc hai giai đoạn Trung cuộc và Thu quan, còn cô ấy đã khai cuộc trong 18 năm đằng đẵng. Một số điểm mốc Dong-Eun đã đặt khi khai cuộc: đi học sư phạm, chơi với con thầy, tập đánh cờ vây, “táng” anh bác sĩ…

Trung cuộc diễn ra ở phần 1 khi Dong Eun bắt đầu nối những điểm đã đặt trong quá khứ: khuấy đục nước hộ cha con thầy, xin vào dạy ở tiểu học thượng lưu, tiếp cận đánh cờ với chồng kẻ thù, nhắn tin hẹn gặp người xưa…Đồng thời, vây bắt những nhóm quân yếu của phe địch: hai kẻ chiếu dưới trong nhóm bắt nạt năm xưa, từ đó mở rộng phạm vi kiểm soát thế cục.

Thu quan diễn ra ở phần 2 khi đôi bên đều đã nhận rõ lãnh thổ của đối phương trên bàn cờ. Khi thu quan, đường đi chính xác thường chỉ có một, lại rất dễ phạm sai lầm. Đây là lúc cần cẩn trọng nhất để không đánh mất lợi thế. Tuy nhiên, ván cờ này vốn không cân sức, Dong Eun đường đường là một cao thủ trong khi đám kia toàn gà mờ, dĩ nhiên không có nước nào đủ sức lật ngược tình thế. Thua mà còn không nhận ra mình đã thua.

????????̀ ????????????̉

Có ba người chơi cờ vây trong The Glory. Mình đã nói về Dong Eun, vậy hai người còn lại thì sao?

Ha Do-Yeong: Anh chồng-người-ta này là một người chơi đủ giỏi để nhận ra chủ ý của Dong Eun, dù là ván cờ vây, hay ván cờ đời. Nhưng Do-Yeong như kiểu người bị ấn vào bàn lúc gần tàn cuộc rồi bảo: “Gỡ đi!”. Anh thừa biết trận thế nguy hiểm cỡ nào, nên vừa không muốn, vừa chẳng dại gì mà tấn công. Ngoài ra, là một người cực kỳ tâm huyết với cờ vây, Do-Yeong có tinh thần fair-play đủ để trân trọng đối thủ, và không nhất định phải thắng bằng mọi giá, ví như mua đứt cái giải đấu rồi tự trao cúp cho mình. Anh không bước vào trận địa của địch, chỉ âm thầm quan sát, bảo vệ những phần lãnh thổ còn có thể, rồi rút lui trong danh dự.

Joo Yeo-Jeong: Đây là người đã chỉnh nước cờ đầu tại Thiên Nguyên: “Bắt đầu từ bốn góc sẽ an toàn hơn”, người biết giấu những lưỡi dao dưới nụ cười. Yeo-Jeong cũng là đấu thủ mà Dong-Eun chưa từng thắng, thậm chí Do-Yeong nhận ra cách chơi của cô gái chịu ảnh hưởng không nhỏ của cậu bác sĩ.
Khi xem xong phần 1, mình đã nói với bạn rằng đây là nhân vật thú vị nhất. Vì cuộc trả thù được mô phỏng như một ván cờ vây, cao thủ như Yeo-Jeong sao lại đứng ngoài được?! Sang phần 2, mình vẫn tiếp tục ấn tượng với Yeo-Jeong, vì tất cả các nhân vật trong The Glory đều rất nhất quán, chỉ cậu ta phức tạp. Hành động vừa hồn nhiên, vừa toan tính. Ánh mắt một khắc thâm tình, một khắc điên loạn. Nụ cười khi ấm áp ngây thơ, khi lạnh lùng đe doạ. Cậu là một thiên thần bị kéo xuống địa ngục, rất đáng yêu mà cũng rất đáng sợ. Nếu Yeo-Jeong có vẻ nhạt nhoà so với những người khác là vì cậu thừa khả năng nhưng thiếu quyết liệt. Biết sao được, đây là câu chuyện về Moon Dong-Eun, còn người ta có lời Hippocrates đã thề, và người mẹ vừa thấu hiểu vừa yêu thương mình, không dùng dằng mới bất thường đó.

Và vì ván cờ nghiêm túc giữa Dong-Eun và Yeo-Jeong vẫn còn đang tiếp diễn, mình ở đây đóng gạch hóng mùa sau.

You may also like

Leave a Comment