Như những người khác đã thêm vào ở dưới, tui hoàn toàn quên luôn Thoái hóa điểm vàng vào trong danh sách này, đây thực sự là một trong những nguyên nhân cho thị lực tệ hơn. Tăng nhãn áp cũng được thêm rồi nha.
Hãy đi khám mắt hằng năm nha mọi người! Ngay cả khi bồ không đeo kính gọng hay kính áp tròng. Khá nhiều bệnh có thể được phát hiện trong mô mắt của bồ trước khi bất kí một triệu chứng nào được chú ý. Một bài kiểm tra mắt xịn có thể giúp bồ phát hiện ra sớm và tăng cơ hội có kết quả điều trị tích cực á!
Những nguyên nhân thường gặp khiến cho thị lực tệ hơn:
TẬT KHÚC XẠ
Giác mạc của bồ (phần trong suốt trước nhãn cầu) không thể đưa ánh sáng tập trung vào một điểm trên võng mạc (lớp bên trong phía sau mắt nhận ánh sáng). Điều này có thể do giác mạc của bồ nằm quá gần hoặc quá xa so với võng mạc trong quá trình mắt phát triển, hoặc có thể do giác mạc của bồ không có hình dạng “cầu” (kiểu như hình dạng giống “bóng bầu dục Mỹ”). Kính gọng và kính áp tròng được tạo ra để điều chỉnh lại tật khúc xạ ấy. Các phương phác phẫu thuật khúc xạ như Lasik hay Photorefractive Keratectomy đều đã được chứng minh rất hiệu quả trong việc điều chỉnh.
VIỄN THỊ
Thủy tinh thể của bồ (một bộ phận có tính đàn hồi nằm ngay sau mống mắt) mất khả năng phồng lên do tuổi tác. Các cơ trong mắt làm cho thủy tinh thể phồng lên và dẹt xuống để bồ có thể tập trung điểm nhìn tại các vật gần xa. Khi thủy tinh thể trở nên cứng lại, khả năng tập trung bị giảm đi. Điều này thì ai cũng phải trải qua hết á, thường là vào khoảng 40 tuổi. Kính đọc sách được làm ra để điều chỉnh tật viễn thị.
ĐỤC THỦY TINH THỂ
Các protein dạng sợi trong thủy tinh thể tập trung phủ kín như sương mù và tạo ra những vùng mờ đục. Điều này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là vấn đề tuổi tác. Hiện nay, phẫu thuật cho thủy tinh thể cực kỳ nhanh chóng và dễ dàng bằng cách thay thế thủy tinh thể bị đục bằng một thấu kính nhân tạo làm từ chất liệu tổng hợp.
TĂNG NHÃN ÁP
Đây là tình trạng mà dây thần kinh thị giác bị tổn thương, khả năng truyền thông tin tới vỏ não thị giác của nó bị hạn chế. Nguyên nhân thường do áp lực nội nhãn tăng cao (áp lực thủy dịch nằm giữa giác mạc và thủy tinh thể, ở khoang trước của mắt). Không điều trị tăng nhãn áp có thể dẫn đến mất thị lực trầm trọng và không thể phục hồi, thậm chí là mù lòa, vì vậy mà bệnh cần phải được theo dõi kĩ càng. Tăng nhãn áp rất nguy hiểm vì tiến triển không gây đau đớn và không được chú ý trong nhiều tháng hay nhiều năm, âm thầm gây mất thị lực của bồ. Tăng nhãn áp cấp tính đôi khi biểu hiện bằng triệu chứng đau đầu dữ dội và thị lực giảm. Bồ có thể thấy quầng xanh đỏ xung quanh vật phát sáng hoặc cảm thấy buồn nôn. Nếu bồ đang có những triệu chứng như trên, đừng chần chừ! Bỏ mấy việc đang làm đi và tới phòng cấp cứu ngay lập tức. Khả năng nhìn của mắt được tính bằng từng giây đấy.
GIÁC MẠC CHÓP
Giác mạc của bồ trở nên dốc xuống, giống như quả bóng nước hơn là hình cầu. Điều này gây ảnh hưởng xấu tới thị lực, bởi vì giác mạc thực hiện hầu hết việc hội tụ ánh sáng vào mắt bồ. Giác mạc chóp có thể chỉnh bằng cách dùng kính áp tròng cứng để giác mạc được giữ với hình dạng thích hợp, giống khuôn thạch Jell-O ấy.
NGUỒN: Tui từng là kỹ thuật viên kính mắt được cấp giấy chứng nhận (CPOT – Certified Paraoptometric Technicians). Bên cạnh đó thì tui cũng điều hành một số phòng khám mắt và hỗ trợ trong các ca phẫu thuật.
(ND: Thoái hóa điểm vàng hay còn gọi là thoái hóa hoàng điểm là sự thoái hóa các tế bào điểm vàng, làm mắt mất khả năng nhìn chi tiết ở vùng trung tâm thị giác làm thị giác giảm, hình ảnh được nhìn thấy mờ, méo mó, biến dạng).
Tại sao mà thị lực của mọi người tệ hơn vậy?
109