Lập luận người rơm là gì thế?

by admin

Tôi có đọc qua định nghĩa, tôi đã cố gắng để hiểu, và giờ tôi vẫn như một thằng đần vậy.


Tưởng tượng nhé, ông đang tranh luận với một người về một vấn đề, chẳng hạn như cà phê có phải một món súp hay không, và đồng thời đấu tay đôi với người đó nữa.
Họ bảo là “đấy là đồ có thể tiêu thụ được qua đường tiêu hóa mà có thể cho vào nước nóng đến khi nước có hương vị của nó”, và vung một cú trời giáng vào đầu ông.
Xong ông rep, “Á À! Ý mày là bất cứ loại chất lỏng nào cũng là súp? Ơ nhưng mà sữa không phải một món súp, nên là mày sai”, và cùng lúc, ông tung một cú đấm long trời lở đất, nhưng là vào một thằng bù nhìn làm bằng rơm to xác ác mừng đứng bên cạnh đối phương.
Lập luận của ông đúng, nhưng nó không thực sự giải quyết vấn đề đang được nói tới hay bất cứ điều gì mà bất kỳ ai thực sự tin. Cú đấm của ông hoàn toàn phá hủy thằng bù nhìn, ông đấm văng đồu và nó ngã ngửa luôn. Nhưng nó không phải người thật và ông đã không thật sự đánh trúng đối phương.
Làm tí ví dụ về ngụy biện người rơm đi mấy ông cháu.


Về cơ bản là ông vẽ ra một lập luận khác so với lập luận của người khác và rồi phản dam lập luận đó, ông diễn giải sai ý của họ nên sẽ dễ cho ông hơn để ông bẻ gãy nó như một thằng người rơm thôi, vì ông đang tranh cãi với một quan điểm mà từ đầu còn chẳng phải của họ mà.
https:/youtu. beappAq7fQzSg
(TN: Video giải thích strawman fallacy và ví dụ)


Lập luận người rơm là một loại ngụy biện trong tranh luận mà bạn chỉ định đối phương cho một quan điểm mà họ không có và tranh luận về quan điểm đó thay vì quan điểm thật. Ví dụ như, trong một cuộc tranh luận về việc có nên cho mèo ra khỏi nhà hay không, nếu một người ủng hộ việc cho mèo ra ngoài nói rằng “bạn đang cho rằng lũ mèo không được chạy nhảy” thì đấy là một lỗi ngụy biện. Người này đã đánh tráo quan điểm của đối phương từ “mèo không nên được đi ra ngoài” thành “mèo không nên được vui đùa tí nào” Đây là một cách để bạn trông có vẻ thắng một cuộc tranh luận với một người mà không thực sự tranh luận về những gì mà họ đang nói tới.
Thế cái lỗi này về cơ bản chuyển hướng cuộc tranh luận sang một thứ có thể hoặc không hề liên quan à?
Tức là: đừng có mà ỉa trên giường = tao cấm mày ỉa
Tôi có đang nhầm lẫn gì không hay là tôi đã hiểu rồi nhỉ?
Bạn à, bạn chỉ đang đơn giản dựng lên một cuộc tranh luận ngớ ngẩn mà thôi, như kiểu bạn đem tặng đối phương một thằng người rơm và rồi lại cướp nó đi khỏi người ta vậy. Rõ ràng là bạn phải đưa ra được một cái gì đấy, có thể ngu ngốc, nhưng vẫn liên quan đến cuộc tranh luận chứ.
Chuẩn bài! Với cả, làm ơn giữ mấy em mèo ở trong nhà đi, thật đấy.
À là mày không muốn cho tụi mèo vui chơi tí nào đúng không?
Thế mày thích đám mồn lèo tung tăng chạy nhảy ngoài kia hơn là tìm cách chữa ung thư ở trẻ nhỏ hả?
TIL, giữ mèo trong nhà sớm muộn sẽ chữa được ung thư ở trẻ em. Tao biết tao nên về phe nào rồi đấy!
Ông cháu muốn biết nhiều hơn không?
Ông chú có chiếc newsletter nào không? Biết đâu cháu lại thả cho ông chú một lượt theo dõi.
FIV hở?
(TN: FIV – Feline Immunodeficiency Virus: Bệnh suy giảm hệ miễn dịch ở mèo)
Xe cộ này, mấy con mèo hoang và các loài động vật khác này, chưa kể chúng còn cắn chết rất nhiều bé chim xinh và rất nhiều lí do khác nữa.
Thồi thôiii, làm ơn bơn bớt cái chuyện tào lao này đi. Con người là loài xâm lấn hơn mấy chú mèo nhà đấy.
Cứ xem như ông là một thằng Mĩ da trắng đi, tổ tiên ông đã xâm chiếm vùng đất mà giờ đây ông đang sinh sống và diết hết người dân bản địa – không chỉ họ đâu nhé, mà còn cả một nửa số động thực vật hoang dã nữa.
Mấy người dựng nên những tòa nhà chọc trời, lái xe, săn bắn, đánh cá, chặt cây phá rừng, xả rác và phủ đầy mọi bề mặt với bê tông, nhựa đường và đá giăm và cả những bãi cỏ được cắt tỉa hoàn hảo, và ông vẫn cho rằng tụi mèo nhà là lí do khiến cho số lượng chim hoang dã giảm sút trầm trọng.
Hành động thường nhật của ông đang phá hoại hành tinh này và môi trường hoang dã nhiều hơn một bé mèo nhà có thể phá được trong vòng đời của chính nó. Hầu hết mèo nhà còn chẳng thèm đi săn, và mấy bé có đi săn thì cũng thường nhắm vào mấy chú chim yếu ớt hoặc bị thương thôi, phần lớn chúng cũng là loài xâm lấn.
Quả là một quan niệm nực cười khi cho rằng mèo nhà đang tác động trực tiếp một cách tiêu cực đến số lượng chim hoang dã và điều này chưa bao giờ thực sự được chứng minh, ngoại trừ những hệ sinh thái mà cực kỳ nhỏ và nhạy cảm.
Rảnh thì xem cuộc phỏng vấn giữa Jordan Peterson và Cathy Newman đi mọi người. Một cuộc tranh luận dùng lỗi ngụy biện người rơm kinh điển. Mỗi khi người đàn ông nói xong, bà kia sẽ kiểu “thế ý bạn là” và rồi lái sang một ý hoàn toàn khác so với ý ông kia muốn nói luôn.
Cái này… nên được dùng để giải thích lập luận người rơm là gì trong cuốn bách khoa toàn thư.


Kiểu như ông tạo ra một đối phương khác, với “quan điểm” cũng tự ông tạo ra rồi đem tặng nó, mà về sau ông có thể hoàn toàn vùi dập với chính lập luận của ông. Nhận thêm tỉ lệ thắng kèo nếu thằng rơm có BẤT CỨ điểm tương đồng nào với người mà ông đang thực sự tranh luận cùng, nhưng lịch sử đã chỉ ra rằng điều này có cũng được mà không có cũng chẳng sao, vì đám rơmies của ông khá là chắc kèo không biết được quan điểm của đối phương thực sự là gì, nên chúng chắc là cứ thế mà ngậm đắng nuốt cay từng lời ông tra thôi.
Nghe thì có vẻ đúng, nhưng mà nếu ông đọc kỹ khái niệm thì lời giải thích của ông còn đang hơi sai. Thằng rơm được dùng để uốn nắn quan điểm của người khác thành một quan điểm tương tự. Cái mà ông đang miêu tả nghe giống lỗi quy kết sai hơn. (False attribution)


Nếu luận điểm của ông cứng như đá còn tôi là một con khốn không dám cúi đầu nhận sai thì tôi sẽ lái cuộc tranh luận theo hướng khác giúp tôi dễ bề tấn công ông hơn.
Để mà nói thì, lập luận của đối phương không cần phải “cứng như đá” hay “sure kèo đúng” để người khác phải dùng thằng rơm chống chế.
Đem thằng rơm ra khè là một lỗi ngụy biện về mặt logic và là một cách kém hiệu quả để đưa ra quan điểm, nhưng không có nghĩa quan điểm đó hoàn toàn sai. Chỉ là, ông mà dùng thì ông tệ trong khoản biện luận mà thôi.

You may also like

Leave a Comment