Người xưa có dùng từ “đéo” để chửi hay không?

by admin

Theo định nghĩa tiếng Việt, chửi là hành vi thốt ra những lời thô tục, cay độc để xúc phạm, làm nhục người khác. Nói một cách bình dân hơn, chửi là cách thức để xả cơn giận, phát tiết cảm xúc mà hầu như ai trong chúng ta cũng từng thực hiện ít nhất một lần trong đời.
Chửi văn minh cũng có, chửi chua ngoa cũng có, chửi nhẹ nhàng sâu cay cũng có, mà chửi thẳng mặt chả nể nang ai cũng có. Một trong những từ chửi thông dụng nhất hiện nay là “ᴆéo”.
Không cần dùng đến từ điển, với tần suất xuất hiện phổ biến như hiện nay, tin rằng người Việt Nam đều hiểu ý nghĩa của từ này. Vậy người xưa liệu có dùng từ “ᴆéo” để chửi như chúng ta ngày nay không? Câu trả lời là có, ví như ở bức tranh vẽ phố Hàng Đồng bên dưới.
Đây hẳn là một bức tranh rất bình thường, cho đến khi bạn thực sự biết ý nghĩa dòng chữ Nôm được viết lên bức tường bên hông của căn nhà và cả hình minh họa được vẽ ngay cạnh đó.
“ᴆéo mẹ cha đứa nào ở trong cái nhà này”
Đúng vậy, bạn không nhìn nhầm đâu. Rõ là một câu chửi “thân thương” từ trên đầu chửi xuống mà các cụ dành cho nhau.
Nhìn vào trong hình ta có thể thấy, người ta dùng chữ ???? để ghi âm “đéo”, ???? gồm 口 (khẩu) và 到 (đáo). Để người đọc dễ hình dung hơn, tác giả câu chửi còn tri kỉ đến mức… vẽ thêm một hình tam giác cách điệu bên cạnh mà sau khi đọc câu chửi và nhìn vào, chúng ta cũng đoán được nó tượng trưng cho cái gì.
Thông thường, để học được chữ Nôm thì phải biết chữ Hán. Như vậy, câu chửi rát mặt trên khả năng cao là do một nhà nho nào đó viết ra. Quả nhiên con người ta khi bức xúc thì dù có học hay không học đều vẫn phải chửi bậy như nhau mà thôi.
Ảnh: Tranh vẽ của Henri Oger, bản tranh số 531 trích từ sách Kỹ thuật của người An Nam (Technique du peuple Annamite).

Xem truyện xem phim nước người, nhất là các nước Âu Mỹ thấy họ đánh đấm nhau nhiều quá, dễ dàng quá, như thể trẻ con. Họ không dừng lại lâu la ở giai đoạn đấu tranh “bằng mồm”. Do đó, kho từ ngữ chửi của họ nghèo nàn.

Ngược lại, người Việt có thể kéo dài cuộc chiến bằng mồm rất lâu, có thể tăng nó lên nhiều mức độ. Hơn nữa, chúng ta có những câu chửi dài, có vần, có điệu, tiết tấu nhịp nhàng, âm thanh dìu dặt. Những câu chửi như thế có tác dụng trấn ủy, làm nguôi dịu. Một cơn giận được đưa vào âm vận là đã chịu tuân theo một thứ kỷ luật. Giận mà thét lên “Đồ chó!” là cái giận phá hoại, nhưng giận một đứa trộm gà mà dông dài kể tội nó: “bắt con gà vàng khoan cổ, con gà nổ khoan lông, nó nấu nồi đồng, nó nấu nồi đất, nó ăn lật đật…” thì vần ấy điệu ấy xoa dịu cơn giận.

Có những người đàn bà hoặc tức hàng xóm hoặc giận con cháu, ban đầu lồng lên thét chửi, rồi lần lần vừa chửi vừa chải đầu gỡ tóc, vừa chửi vừa quét nhà, vừa chửi vừa lặt rau… Cơn giận cứ thể tự kết thúc. Qua đó ta có thể thấy, chửi – nếu biết cách sử dụng sẽ trở thành thứ vũ khí hữu hiệu mà ít gây thương vong.

Không ai biết trong lịch sử tục lệ chửi bới đã tránh cho dân tộc ta được bao nhiêu cuộc ẩu đả. Chửi bới, khi thực hiện một cách đứng đắn, theo đúng tinh thần lề thói Việt Nam, khi hai bên tham dự đều biết tôn trọng quy tắc của cuộc chơi, không bốc đồng xé rào tiến tới hành động, thì một trận chửi có tác dụng thật tốt đẹp.

Cái hay ở đó chăng?

— Lược trích QUÊ HƯƠNG TÔI, Tràng Thiên


Không biết xưa như thế nào thì gọi là xưa, nhưng tôi nhớ có truyện Trạng Quỳnh “đá bèo” bà Chúa không biết là được kể từ thời nào.

You may also like

Leave a Comment