Tôi đi phỏng vấn ở một công ty nước ngoài, người phỏng vấn hỏi tôi: “Tại sao bạn lại nghỉ công việc cũ và đến công ty chúng tôi?”
Lúc đó công ty bắt tôi thức đêm tăng ca mỗi ngày, tôi không chịu được áp lực nên từ chức, vẫn luôn ở nhà dưỡng bệnh. Vốn dĩ cũng chẳng ôm hy vọng lớn, bèn ăn ngay nói thật, “Vì ngày nào họ cũng bắt tôi tăng ca mà lương còn thấp”
Người phỏng vấn là người nước ngoài, anh ta nghe vậy vô cùng xúc động nắm lấy tay tôi, nói, “Anh yên tâm, chúng tôi sẽ cứu thoát anh khỏi cảnh lầm than!”
Nghe xong mặt tôi hiện vẻ không tin nổi, không nhịn được kể hết chuyện của mình.
Vành mắt người phỏng vấn đỏ hoe, ánh mắt tràn đầy sự đồng cảm khi nghe tôi kể làm quần quật suốt năm không có ngày nghỉ, ngày nào cũng tăng ca, mỗi ngày làm 12 tiếng, thu nhập thấp.
Không ngoài ý muốn, tôi được tuyển, trải qua những ngày tháng tươi đẹp sáng 9 giờ đi làm, chiều 5 giờ tan ca, hai ngày nghỉ cuối tuần, không cần tăng ca mỗi ngày.
—
Ngày đầu tiên vào công ty nước ngoài:
Sao mọi người đều thoải mái vậy, hết giờ là về, buổi sáng cũng không cần chấm công, có việc về sớm nói một tiếng cũng không sao.
Ngày thứ hai vào công ty nước ngoài:
Này, khẩu hiệu “Ethic” (đạo đức) được dán ở phòng trà nước nghĩa là gì, trên đó viết nếu bạn cho rằng mình bị mắng nhiếc hoặc thiếu tôn trọng nhân quyền có thể gọi theo số điện thoại hoặc gửi vào email xxxx bất kỳ lúc nào. Đây chắc là giả định nên viết linh tinh.
Ngày thứ ba vào công ty nước ngoài:
Dường như đã thích nghi với cuộc sống này, buổi sáng mọi người đi làm đúng giờ, sau đó ở phòng trà nước hết nửa tiếng ăn sáng, buôn chuyện, uống cafe. Buổi trưa không có thời gian tan ca cố định, đói thì đi ăn, ăn xong muốn nghỉ ngơi cũng được. Tan làm sẽ không có ai gọi điện thoại cho bạn, có chuyện gì đi làm nói sau.
Một tuần sau khi vào công ty nước ngoài:
Khóa đào tạo cho bạn biết rằng bạn cần “Work life balance” (cân bằng trong cuộc sống và công việc), cần đảm bảo an toàn thân thể của chính mình, cần chịu trách nhiệm với sự an toàn của bản thân, cần tuân theo chiến lược phát triển bền vững.
3 tháng sau khi vào công ty nước ngoài:
Mấy ngày gần đây tăng ca, nhưng đến ngày thứ ba thì phát hiện sếp đến gặp bạn và nói, trước hết, tăng ca cần phải xin phép, chúng tôi cần để đánh giá xem công việc của bạn đã hiệu quả chưa? Hay bạn được giao quá nhiều nhiệm vụ? Sau khi được thông qua mới nhớ là còn lương tăng ca nữa.
Vào công ty nước ngoài 1 năm:
Trời má, đánh giá KPI hóa ra là bạn lập bao nhiêu báo cáo an toàn chiếm phần lớn, còn công việc của chính bạn chỉ chiếm một phần nhỏ, cũng cần ủng hộ khái niệm phát triển bền vững với chuỗi cung ứng từ trên xuống dưới, yêu cầu bên kia đáp ứng tiêu chuẩn, không đạt tiêu chuẩn thì không hợp tác. Thực sự đã có một người quản lý nào đó bị sa thải vì xúc phạm người khác, lại có một người bị cảnh cáo vì không bảo vệ sự an toàn cá nhân của người khác! Phí công tác tiêu chuẩn là 700/đêm ở thành phố bình thường, 1000/đêm ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến, chỉ có thể ở mỗi người một phòng, không được ở 2 người một phòng.
Vào công ty nước ngoài 2 năm:
Hôm nay mệt quá, không muốn đi làm, ngày mai muốn ra ngoài chơi, sếp à, tuần sau em muốn nghỉ phép đi du lịch, khoảng 1 tuần.
Sếp: Đi đi, đi đi. Chú ý an toàn.
Nước ngoài coi trọng nhân quyền hơn bạn tưởng, con người phải có tôn nghiêm mới là người chứ không phải cái máy bị móc bóc lột.
TẠI SAO MỌI NGƯỜI ĐỀU SẴN LÒNG VÀO CÔNG TY NƯỚC NGOÀI?
158