Bức ảnh này được chụp ở Boston vào năm 1975, đạt giải thưởng Pulitzer dành cho nhiếp ảnh vào năm 1976

by admin

Nó cho thấy một cô gái trẻ cùng với một đứa bé gái đang rơi tự do từ độ cao 15 mét. Tui sẽ để thêm thông tin ở phần bình luận.


Cô gái chỉ mới 19 tuổi.
https://rarehistoricalphotoscom/mother-daughter-falling/
(Lược dịch bài viết: bức ảnh này, nằm trong một album ảnh, cho thấy Diana Bryant 19 tuổi và Tiare Jones, con gái đỡ đầu của cô ấy, 2 tuổi đang rơi khỏi thang phòng cháy đã bị sập của một toà nhà đang bị lửa thiêu rụi ở thành phố Boston vào ngày 22 tháng 7 năm 1975. Trước đó, cả hai cùng với lính cứu hoả Robert O’Neil đang đứng đợi thang cứu hộ trên thang phòng cháy của tầng năm của toà nhà. Khi thang cứu hộ tiếp cận và người lính cứu hoả vừa leo lên, thì thang phòng cháy bất ngờ đổ sập, kéo theo hai nạn nhân rơi xuống từ độ cao 15 mét. Cô gái đã chết sau cú ngã, nhưng đứa trẻ đã sống sót nhờ rơi đè lên cơ thể của cô gái. Bức ảnh sau đó đạt giải thưởng Pulitzer vào năm 1976 cũng như đạt danh hiệu Ảnh Báo chí của Năm. Các tờ báo trên thế giới nhanh chóng xuất bản bức ảnh và nó cũng nhận về nhiều phản ứng tiêu cực của độc giả. Các phương tiện truyền thông bị cáo buộc xâm phạm quyền riêng tư của Diana Bryant. Bức ảnh cũng khiến cho các quan chức ở Boston soạn lại luật liên quan đến sự an toàn của thang phòng cháy)
Khỉ thật, người lính cứu hoả đã ở ngay đó nhưng lại không thể cứu hai người họ. Hy vọng anh ấy nhận được sự giúp đỡ sau vụ này, chắc hẳn phải ám ảnh lắm.


Thật kinh khủng một khi mấy ông đọc được câu chuyện đằng sau bức ảnh.
Và mấy ông cũng có thể để ý rằng ở các toà nhà hiện đại ngày nay không còn thấy bóng dánh của cái thang phòng cháy nữa. Đó là vì chúng ta đã nhận ra rằng thàng phòng cháy thật sự nguy hiểm và người ta thường ngại dùng chúng, họ thường chọn cách tháo chạy thật nhanh bằng thang bộ thông thường trong những trường hợp khẩn cấp. Vỉ thế hiện nay các thang bộ trong nhà được thiết kế cực kỳ chắc chắn và chống cháy (đó là lý do hầu hết chúng đều chống trải và làm bằng bê tông). Khi mấy ông quan sát một toà nhà mới đang được xây dựng, mấy ông sẽ thường thấy thang bộ được xây lên đầu tiên như một phần cấu trúc cốt lõi của tòa nhà.
Tui từng là tình nguyên viện của một bảo tàng. Tui nhớ rằng chúng tôi được đào tạo là phải dẫn mọi người đi đến cầu thanh bộ ở các góc của toà nhà, và nếu có một ai đó đi xe lăn hoặc không đủ khả năng di chuyển để đi theo, chúng tôi sẽ để họ ở yên trong khu vực thang bộ và yêu cầu các khách tham quan khác không cố gắng di chuyển họ. Họ sẽ an toàn hơn khi ở trong khu vực thang bộ có cửa đã đóng lại, thậm chí an toàn hơn việc cố gắng đưa họ xuống cầu thang.
Nó thật sự không an toàn khi để những người không có khả năng di chuyển đợi trên tầng trong khu vực thang bộ. Bảo tàng đào tạo ông theo cách này vì họ không muốn phát sinh thêm bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào. Nếu ông nhờ một người nào đó giúp đưa họ xuống thang, và không may họ bị ngã, có khả năng họ sẽ quay sang kiện bảo tàng.
Logic đằng sau chuyện này là lính cứu hoả sẽ đến và mang người đó xuống một cách an toàn mà không gây ảnh hưởng đến quy trình thoát hiểm chung hay công tác chữa cháy.
Mọi người thường không hiểu được việc mang vác một người lớn khó và nguy hiểm đến dường nào… đặc biệc là khi di chuyển xuống cầu thang. Người được mang vác, người mang vác, và những người khác… rất nhiều thương tích có thể xảy ra tất cả chỉ vì ai đó đã làm cháy cái bánh vòng trong lò nướng bánh. Mặc kệ có bao nhiêu cảnh báo giả hay khu vực thang bộ hiện đại có an toàn đến đâu đi chăng nữa, họ vẫn chọn cách để các công việc mang vác cho những người lính cứu hoả còn hơn là phải đối mặt với toà án và bồi thường lao động chỉ vì ai đó làm cháy cái bánh vòng trong phòng khách.
Không thể tin được mọi người vẫn nói “khu vực thang bộ có thể chống cháy vì vậy cứ bỏ lại những người khuyết tật!” Mấy ông có biết rằng họ vẫn có thể bị ngạt khói không?
Mọi người đều được đào tạo theo cách này và nó phân biệt vãi ra nhưng họ vẫn có cách để biện minh cho chuyện này. Dì tui phải đi xe lăn và đã dạy học trong trường được 37 năm, họ có nói với dì rằng bà sẽ bị bỏ lại trong một số tình huống khẩn cấp. Học trò của dì (và cả phụ huynh của chúng) không chấp nhận điều đó và liên tục gây sức ép cho nhà trường để họ xây dựng một phương án an toàn hơn cho bà. Họ đã lắp đặt các con dốc nhỏ ở những khu vực cầu thang (một phần do nhà trường đang thi công, nhưng nó đã giúp dì tui rất nhiều).
Khu vực thang bộ đều được xây dựng để khói không thể xâm nhập và nếu khói có xâm nhập, chúng cũng được xây dựng là nơi thoáng khí, không khí có thể lưu thông vì thế khói không cói khả năng trở nên đủ dày để gây nguy hiểm. Có lý do mà người ta vẫn bảo mọi người tập trung tại khu vực thang bộ khi xảy ra động đất hay lốc xoáy, vì chúng cơ bản được xây dựng để chống chiến tranh.
Đa số các khu vực cầu thang đầu có cửa chống cháy giữa các tầng. Đó là lý do tại sao chúng lại cực kỳ nặng và dày. Tui từng sống trên một cao ốc trong một khu vực thường xảy ra động đất và lốc xoáy. Tụi tui luôn được yêu cầu chạy đến khu vực thang bộ trong các trường hợp gió to, cháy lớn và động đất nguy hiểm. Tụi tui sẽ ở yên bên trong và đóng chặt cửa nếu không thể di tản một cách an toàn. Đó là những năm đầu 90. Mấy cái cửa đó nặng bỏ mịa và tui từng bị chúng búng mất nguyên cái móng chân.

You may also like

Leave a Comment