Nói thật thì, vì họ không thể có con.
● Chính phủ đã cắt chính sách trợ cấp (khoảng vài triệu mỗi tháng) cho những cặp vợ chồng mới sinh con vào năm 2012 – khi có sự thay đổi lớn trong nội bộ chính trị. Gần đây, chính sách này mới được áp dụng lần nữa.
● Mọi người than phiền vì Nhật Bản thiếu hụt các trung tâm chăm sóc trẻ em, khiến cho danh sách chờ cứ kéo dài mãi, vậy mà chính phủ cũng chẳng có động thái gì. Mức lương của nhân viên ở các trung tâm chăm sóc trẻ em thì bèo bọt.
● Vai trò giới truyền thống mà đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm vẫn tồn tại và được chấp nhận, dù ngày ngay đa số phụ nữ đều đi làm. Trong số các quốc gia OECD, đàn ông Nhật Bản dành thời gian làm việc nhà và chăm sóc con cái ít nhất. Còn phụ nữ Nhật Bản thì vừa đi làm, về nhà thì lại phải làm việc nhà và nuôi dạy con cái. Do đó, họ thường thiếu ngủ và làm việc quá sức.
*OECD: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
● Đàn ông được nghỉ thai sản mà vẫn có lương vẫn chưa phổ biến.
● Những lo lắng về mặt kinh tế trong tương lai như về già thì có được hưởng lương hưu không. Lương lậu ở Nhật thì mãi trì trệ và không tăng trong suốt 30 năm qua. Dẫn đến việc nuôi dạy một đứa trẻ thì quá đắt đỏ và xa xỉ. Để giải quyết vấn đề này, chính phủ đã tăng thuế tiêu dùng đối với người dân nhưng lại giảm thuế đối với các tập đoàn.
● Với một chương trình nghị sự vào năm 2012, chính phủ đã thay đổi theo hướng cực kỳ bảo thủ, nghĩa là theo họ điều duy nhất cần thiết để giải quyết vấn đề là đưa những giá trị truyền thống Nhật Bản phát triển mạnh mẽ lần nữa, chứ không hề ban hành các chính sách thiết thực để giải quyết vấn đề.
Vậy Nhật Bản làm gì để giải quyết vấn đề suy giảm dân số? Họ đang làm những điều hoàn toàn đi ngược với những gì cần làm.
Hay chính xác hơn, họ không làm gì hết và hy vọng rằng vấn đề sẽ biến mất hay tự nó giải quyết. Họ đơn giản không thèm quan tâm miễn là “tầng lớp tinh hoa” vẫn sống trong sung túc.
Tôi thì biết về Hàn Quốc, mà vấn đề của họ còn tệ hơn Nhật.
Các chính sách mà chính phủ thông qua để giải quyết vấn đề đều nhắm sai mục tiêu hoặc cơ bản không đủ. Ở các thành phố, không người trẻ nào có đủ tài chính để có con. Một chút lợi ích mà họ nhận được từ chính phủ gần như chả giúp gì. Không ai muốn cày cuốc nuôi cả gia đình bốn người hoặc hơn trong cái phòng ngủ nhỏ xíu.
Tôi đã nói chuyện với vài đứa bạn là người Nhật và tự hỏi trường hợp của họ có giống Hàn Quốc hay không thì được kể là muốn đủ tiền nuôi con thì phải làm việc 60 – 80 tiếng cả tuần (mà còn phải chịu mấy việc như tiếp khách để có thêm mối quan hệ) cho nên họ không có đủ thời gian để làm gì nữa. Hẹn hò đã khó huống gì là kết hôn.
Cả hai nước đều đã qua giai đoạn bùng nổ dân số, giờ thì xã hội đã bình thường hóa việc chẳng có con. Tốt hay xấu thì tùy vào bạn nhìn nhận thế nào thôi, áp lực phải “ổn định rồi kết hôn” cũng chẳng còn nữa vì người ta có quyền từ chối. Chúng ta dễ dàng nhận thấy đây đang là xu hướng chung của những quốc gia phát triển.
Vì những chính sách động viên của Nhà nước không đủ sức thuyết phục bằng lý do mọi người không muốn có con.
Như kiểu đưa tôi 100k hỗ trợ rồi kêu tôi đi sắm cái xe với giá bán lẻ cả tỷ hả.
Chê.
Thực tế thì văn hóa Grind vẫn tồn tại trong lĩnh vực giáo dục và lao động.
Người ta dành quá nhiều thời gian ở chỗ làm hoặc lớp học, miệt mài đến kiệt sức, không rảnh để tìm người yêu nữa là huống hồ yêu đương.
Việc làm ở Nhật: mong nhân viên dính chặt chỗ làm 6 ngày một tuần.
Chính phủ Nhật: Sao mọi người không chịu có con vậy trời?!
Tôi đã sống ở Nhật được vài năm. Các bạn nữ đều biết rằng ngay khi sau kết hôn, họ sẽ phải chịu áp lực rất lớn với việc có con và phải từ bỏ sự nghiệp của mình. Các bà mẹ vẫn tiếp tục làm việc sẽ bị lên án gây gắt bởi các bà mẹ khác là thiếu tận tâm; trong khi đó, nhiều công ty sẽ không thuê phụ nữ đã kết hôn hoặc có con vì cho rằng họ không đủ nhiệt huyết trong công việc và còn vì ở nhà, phụ nữ còn có hàng tá nghĩa vụ khác. Thêm nữa, ngày nay thu nhập trung bình của đàn ông cũng không đủ nuôi con và làm vợ thì cũng rất khó. Các bạn nữ của tôi hầu hết đều có cùng quan điểm: độc thân là cách duy nhất để họ đủ tiền chi trả cuộc sống mà vẫn được tự do.
Trên hết, các công ty Nhật Bản đều đòi hỏi khắt khe về nhân viên của họ đến nỗi nam giới sẽ phải dành cả ngày ở chỗ làm. Tôi nghe là có nhiều gia đình, cả tuần lễ liền mà hai vợ chồng họ chỉ gặp nhau có vài tiếng, điều này đã tạo cảm giác lạc lõng khi phụ nữ bị “kẹt” ở nhà một mình.
Về cơ bản, các tiêu chuẩn cộng đồng đã làm cho nữ giới nghĩ rằng đời sống hôn nhân cũng chả có gì hấp dẫn, và làm mẹ đơn thân thì ôi thôi.
Bực bội ghê khi chính phủ chẳng chọn đúng vấn đề mà giải quyết. Tôi chắc rằng những điều trên chỉ là phần nổi của tảng băng nhưng đó là lý do tôi nghe nhiều nhất về vấn đề phụ nữ không muốn có con.
Thêm lý do khác – trở thành một người mẹ, người vợ Nhật Bản đúng nghĩa thì cực kỳ mang tính cạnh tranh và phải chịu áp lực cao.
Bạn bị đánh giá dựa trên thành tích của con bạn theo nhiều cách khác nhau – Con ai dễ thương nhất? Con ai có điểm cao nhất? Nhóc nào mặc đẹp nhất? Nhóc nào cư xử tốt nhất/ biết nhiều bài thơ nhất?/ vẽ đẹp nhất?…
Bạn phải tự tay khâu vá cả đống đồ cho con bạn MỘT CÁCH HOÀN HẢO. Nếu con bạn học kém/ trông cẩu thả/ cư xử tệ, thì điều đó phản ánh xấu về bạn, không phải con bạn. Bạn phải mang món ngon nhất tới hội phụ huynh, phải là bà mẹ mặc đẹp nhất… Nếu không quan tâm tới mấy điều này, nhanh chóng thôi, các bà mẹ còn lại sẽ “cô lập” bạn. À mẹ chồng bạn cũng sẽ đối xử với bạn y vậy luôn. Và ở Nhật thì những chuyện trên rất quan trọng, nơi mà phải có quan hệ này nọ thì con bạn mới đạt được những thành công nổi bật.
Địa ngục thật sự.