Tại sao áo sơ mi, áo khoác và cà vạt trở thành tiêu chuẩn ăn mặc quốc tế cho giới làm kinh doanh và nhà nước?

by admin

Bạn tôi à, câu trả lời nằm ở sự đặc trưng và khả năng đe dọa.
Một chiếc áo khoác giúp tôn mặt bạn, nó làm vai bạn rộng hơn, ngực phẳng hơn và cho bạn vóc dáng to lớn hơn như nói rằng “Ta là ông trùm”.
Cà vạt bắt nguồn từ lính đánh thuê người Croatia trong chiến tranh 30 năm. Chúng giữ chặt áo khoác của họ mà không cần dùng cổ áo cứng, và vua chúa cùng giới quý tộc đã nghĩ, chà nhìn thú vị thế. Ban đầu họ đã sử dụng các họa tiết ren phức tạp nhưng sau này đã sử dụng thêm các loại vải khác. Dần dần quý tộc Anh đã đưa phong cách này ra khắp châu Âu, và caravat đã trở thành biểu hiện của sự giàu có và đẳng cấp. Bạn thấy đấy, sự giàu sang có thể được thể hiện qua loại vải, và độ phức tạp của những nút thắt yêu cầu cần phải có kĩ thuật và thời gian nhất định, một thường dân không thể nào học được đến ngang một người quý tộc. Khi công nghiệp hóa lan rộng, mọi người muốn có phụ kiện đơn giản dễ dùng hơn, đó là khi một chiếc cà vạt với nút thắt đơn giản và những loại cài cổ nhỏ hoặc gọn hơn, như nơ, đã trở thành một món phụ kiện dùng đơn giản hơn là caravat.
Áo sơ mi trở thành tiêu chuẩn do mục đích quân sự lấn dần vào thời trang. Ví dụ, cổ áo giúp giữ đầu thẳng, nó cũng có nghĩa là bạn không cần sự linh hoạt giống người lao động bình thường. Áo sơ mi được dùng để bảo vệ áo khoác chất lượng bên ngoài khỏi những hoạt động của cơ thể, như đổ mồ hôi. Do thường có giá cao, áo sơ mi có thể thể hiện đẳng cấp. Một quý ông mặc áo trắng có thể giữ áo sạch vì anh ta không đổ mồ hôi, và anh ta có thể mua nhiều áo, trong khi một người lao động có thể mặc một chiếc áo trong nhiều ngày. Đó là lý do áo sơ mi trắng được coi là trang trọng.
Khi nói tới trang phục khó chịu, tôi thường đổ lỗi cho người Pháp và/hoặc người giàu. Tôi cũng không hay sai đâu. Ví dụ như giày cao gót đó.
Giày cao gót ban đầu được làm cho đàn ông. Chúng từng được dùng để cưỡi ngựa vì chúng giúp giữ chân cố định trong bàn đạp.
Tại sao giày cao gót chuyển từ giày có công dụng sang thành thời trang cho nữ vậy?
Trước thế kỉ 18, châu Âu từng có một vài loại giày cưỡi ngựa có gót, nhưng chúng không thú vị lắm, và phần gót khá nhỏ.
Khi một vài người quyền cao chức trọng từ Ba Tư ghé thăm châu Âu vào đầu thế kỉ 18, giày cưỡi ngựa của họ đã gây náo động.
Tất cả quý tộc châu Âu đều đã cố sao chép chính xác đôi giày đó vì trông không có công dụng và họ muốn đi thứ gì đó mạnh mẽ hơn và không có công dụng nhưng thể hiện được địa vị cao.
Trong suốt thế kỉ 18, xu hướng này đã dần dần len lỏi vào thời trang cho phái nữ. Bước sang thế kỉ 19, giày cao gót nam và nữ đã chia thành hai phong cách khác nhau, tuy nhiên: giày cao gót nữ khi đó cũng khá giống ngày nay (mỏng manh và giống dép lê, với đế thon) và giày cao gót nam thì to, vuông và thô hơn.
Giày cao gót nam vẫn chưa biến mất hoàn toàn. Bạn vẫn có thể nhìn thấy chúng dưới hình dạng một vài loại giày khác. Theo như tôi biết thì chúng càng ngày càng trở nên ít thời thượng hơn trong vài trăm năm vừa qua, trong khi giày cao gót nữ vẫn chưa hết thời.


Do đây là chuyển thể của lễ phục ban ngày cùng khăn ascot được mặc bởi tầng lớp giàu có ở châu Âu và Mỹ từ cuối thế kỉ 19. Phong cách này lại bị ảnh hưởng từ xu hướng thời trang trước đó bắt nguồn từ quý tộc và địa chủ châu Âu.
Như ngày nay, nếu bạn không ăn mặc lịch sự, người khác sẽ cho rằng bạn không giàu có và doanh nghiệp của bạn không thành công, vậy nên họ sẽ không sẵn sàng kinh doanh với bạn.
Theo thời gian thời trang đã có nhiều thay đổi, cà vạt trở nên mỏng hơn, ít người đội mũ hơn, các chất liệu và phương pháp sản xuất mới cũng đã thúc đẩy sự thay đổi trong phong cách ăn mặc..
Các thành phố đi đầu trong thời trang và kinh doanh như Milan, London và Paris đã thúc đẩy sự tiếp nhận, và các nước khác muốn những bộ quần áo được bán ở những thành phố này, vì thế họ đã làm theo những thiết kế mà các nước đó tạo ra và nhập khẩu hoặc đơn giản hơn là tự sản xuất luôn.
Đáng lưu ý là ở một vài nền văn hóa, việc tiếp thu này không xảy ra ngay lập tức. Có một số nước không muốn giao thương với các nước phương Tây đã coi đây là phong cách làm kinh doanh. Có những nước khác thì chậm bắt kịp xu hướng thời trang, đặc biệt là các nước Đông và Nam Á. Đến tận năm 1912 thì các quan chức Trung Quốc mới chấp nhận trang phục lịch sự “kiểu Tây”, tuy nhiên đến hàng thập kỉ sau vẫn còn nhiều người mặc áo trường sam. Tới ngày nay, ở một số nước Trung Đông ta vẫn thấy có những lãnh đạo kinh doanh không mặc suit mà vẫn mặc thawb.

You may also like

Leave a Comment