Điều này tuy vẫn chưa được sáng tỏ, nhưng điều tương tự đã được quan sát trong nghiên cứu. Trong một nghiên cứu mà tôi biết, những con chuột con đã có nỗi sợ với mùi hoa anh đào trong khi chúng không được tiếp xúc trực tiếp với bố mẹ của chúng-những sinh vật đã bị giật điện khi tiếp xúc với mùi hương này.
Nếu tôi không nhầm, họ (những nhà nghiên cứu) đã phát hiện rằng có lẽ chính giống đực là phía đã chuyển những “sang chấn” đó. Và họ nghĩ nguyên do là “trung tình” được sản xuất trong suốt vòng đời, trong khi trứng được tạo ra trong giai đoạn bào thai ở giống cái. Những nhà nghiên cứu cho rằng điều đó cho phép những biến đổi ngoại di truyền diễn ra dễ dàng hơn.
Tôi tốt nghiệp Cử nhân ngành Vi Sinh vào năm 2015. Tôi đã sớm được nghe về chuyện ngoại di truyền là một thứ diễn ra trong suốt vòng đời, trong khi những thứ như là hội chứng Angelman hay là hội chứng Prader-Willi đều diễn ra trong giai đoạn sinh giao tử ở bố mẹ. Những hiểu biết hiện tại về ngoại di truyền là cực kì hạn chế và vẫn còn rất nhiều những câu hỏi chưa có lời giải đáp.
Đây là bài viết đầu tiên tôi tìm được mà có nhắc đến nghiên cứu về những con chuột và mùi hoa anh đào ở phía trên:
https://wwwwashingtonpostcom//94dc97f2-5e8e-11e3…
Đây quả là một nghiên cứu tiên phong tuyệt vời của đồng nghiệp tôi – Brian Dias. Nó đã thách thức những quan niệm truyền thống về di truyền Mendel. FYI, anh ấy đã dùng chuột đực để loại trừ những tác động sinh lý trực tiếp của những kích thích lên những con cái và giao tử cái. Do những con đực không tham gia trực tiếp vào quá trình nuôi dưỡng chuột con, những tác động sinh lý trực tiếp hay truyền tải hành vi đều không khả thi trong thiết kế của anh ấy. Đồng thời, chất tạo mùi acetophenone (có mùi tương tự như hoa anh đào) đã được chọn vì mùi của nó được nhận diện bởi một thụ thể mùi duy nhất, tương ứng với một gen duy nhất
Có rất nhiều những nghiên cứu liên quan đến nồng độ cortisol mà có thể bạn sẽ thấy hứng thú. Nồng độ cortisol trong những người đã sống sót qua Holocaust thấp hơn đáng kể so với những người bình thường. Tôi tin rằng những nghiên cứu đã tìm ra rằng những đứa con của những người sống sót, tuy chưa từng trải qua những thảm cảnh của Holocaust, vẫn có nồng độ cortisol thấp hơn bình thường.
Edit (đã được sửa lại phía trên): nồng độ cortisol ở những người sống sót qua Holocaust và con cháu của họ đều thấp hơn mức trung bình, tương tự với những người mắc PTSD.
Bên cạnh những ý kiến khác, theo tôi thì ngoại di truyền chắc chắn đóng góp một phần vào hiện tượng này. Nếu người bố/mẹ đã trải qua đủ nhiều tổn thương để thay đổi biểu hiện của gen, thì những gen đó sẽ có nhiều khả năng biểu hiện ở con cháu của họ. Xin hãy lưu ý, chúng ta đang nói về biểu hiện GEN, chứ không phải là biểu hiện hành vi.
Ví dụ, nếu một người có xu hướng sản sinh nhiều cortisol trong những sự kiện đau thương do được di truyền từ người bố, thì người đó cũng sẽ có xu hướng dễ mắc bệnh lý cao huyết áp (cortisol có thể làm tăng huyết áp). Đã có những nghiên cứu trên động vật xác nhận điều này, nhưng con người sống lâu hơn và bạn sẽ phải theo dõi các chỉ dấu di truyền/marker di truyền (genetic markers) qua nhiều thế hệ để xác nhận hoặc loại trừ giả thuyết này.
Nhưng nó là một điều đáng để suy ngẫm
Tôi đã nghe một bài podcast, trong đó một bác sĩ tâm thần học thần kinh (neuropsychiatrist) đã giải thích rằng: những “sang chấn” được truyền sang thế hệ sau bằng việc trẻ con bắt chước hành vi của người lớn. Rất nhiều những dấu hiệu này là ngôn ngữ cơ thể, biểu cảm gương mặt; đồng thời là cách những người lớn phản ứng với một số tình huống nhất định, những thứ họ nói và cả biểu cảm họ thể hiện ra bên ngoài.
Rất nhiều người đang trả lời câu hỏi này dưới góc nhìn thuần khoa học, điều này thật sự rất thú vị và nó cũng là thứ OP đang tìm. Nhưng hãy xem xét câu hỏi này dưới góc nhìn của Khoa học Xã hội, tập trung vào những mô hình thế hệ và hành vi học được. Nói một cách ngắn gọn: nếu bố mẹ hành động theo một cách nhất định, những đứa con sẽ có nhiều khả năng rút kinh nghiệm từ điều đó và hành động một cách tương tự.
Tìm hiểu thêm về ngoại di truyền (epigenetics) ở đây nè: https://wwwncbinlmnihgov/pmc/articles/PMC1392256/
Nếu bạn có hứng thú với lịch sử, bạn có thể đọc về sự kiện Holocaust tại: https://wwwbritannicacom/event/Holocaust
Nguồn ảnh: National Institutes of Health, Public domain, via Wikimedia Commons