LIỆU KIẾN THỨC CÓ MỘT “CHU KỲ BÁN RÔ (THỜI GIAN ĐỂ MỘT CHẤT PHÓNG XẠ PHÂN Rà CÒN MỘT NỬA KHỐI LƯỢNG BAN ĐẦU CỦA NÓ) ? VÍ DỤ NHƯ KHI BẠN HỌC 100 TỪ TRONG TIẾNG TÂY BAN NHA, TỐC ĐỘ “PHÂN RÔ KIẾN THỨC ĐÓ LÀ BAO LÂU? VÀO THỜI ĐIỂM NÀO THÌ BẠN CHỈ NHỚ ĐƯỢC PHÂN NỬA SỐ TỪ Đà HỌC?

by admin

LIỆU CÓ CÁCH GIẢI THÍCH KHOA HỌC VỀ ĐIỀU NÀY KHÔNG? CÓ AI BIẾT MỘT BÀI VIẾT ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ TỐT (VỀ CHUYỆN NÀY) KHÔNG?

Lý thuyết hiện tại về trí nhớ và học tập cho rằng nó được gây ra bởi sự thay đổi trong não bộ, cụ thể hơn là sự tăng cường liên kết giữa các tế bào thần kinh trong não của bạn.
Nếu bạn không ôn lại những liên kết đó, chúng sẽ yếu đi theo thời gian, nhưng chúng không bao giờ biến mất hoàn toàn. Đây là nguồn gốc của những hiện tượng như “nghe quen quá nhưng hong nhớ” hoặc “kí ức tuôn trào”.
Không có một sự hiểu biết vững chắc về cái “tốc độ phân rã” này (bởi vì chỉ việc lưu trữ một kí ức vào não bộ đã phức tạp và dùng biết bao nhiêu liên kết trong não chúng ta). Nhưng có một số thủ thuật có thể được dùng để tăng cường những liên kết đó, từ đó giúp bạn nhớ lâu hơn:
Tạo nhiều những liên kết có mối quan hệ với nhau. Đây là cách hoạt động của “lâu đài trí nhớ” (memory castle). Giáo viên áp dụng cái này rất nhiều khi chúng ta liên hệ giữa bài học, đời sống và những lĩnh vực khác. Tất cả những liên hệ này sẽ củng cố trí nhớ.
Thỉnh thoảng ôn lại những liên hệ đó, ngay cả khi nó chỉ là ôn tập nhanh. Đây là lý do tôi sẽ thường xuyên hỏi học sinh những câu hỏi như “Em có nhớ _ học hôm qua không?” hoặc “Em đã ghi chú gì cho câu hỏi _ vào thứ Sáu? Em không nhớ ư? Đọc lại ghi chú đi nhé!” Nó thường giúp không quên đi kiến thức và thay vào đó củng cố nó theo thời gian.
Sử dụng nhiều phương pháp. Khi bạn học thứ gì đó bằng nhiều phương pháp, bạn sẽ có nhiều liên kết trong não bộ hơn. Nếu bạn nhìn thấy một từ, nghe nó, viết nó, minh hoạ nó, nói thành tiếng, tái định nghĩa nó bằng từ vựng của bạn, bạn đi từ liên hệ trí nhớ đó bằng một giác quan đến dùng nhiều giác quan cùng một lúc.
Edit: hãy cẩn thận khi tìm kiếm giải thích khoa học về vấn đề này. Kể từ khi fMRI được phổ biến rộng rãi vào cuối thập niên 90, khoa học thần kinh đã thật sự bùng nổ và kết quả là những lý thuyết về trí nhớ và học tập đã thay đổi rất nhiều. Thật không may, rất nhiều bài viết cũ vẫn được coi là đúng và vẫn được dùng để chỉ đạo nhiều chương trình học tại Mĩ.
Dù sao đi nữa, đây là một bài đánh giá khoa học về cách lý thuyết này đã phát triển theo thời gian. Không may nó là bài viết có trả phí. Nếu có ai có truy cập vào bài viết, xin hãy chia sẻ.


Hai nền tảng tham gia ở đây là Đường cong quên của Ebbinghaus, như đã được dề cập trong những bình luận, và mô hình Cấp độ Xử lý của Craik và Lockhart.
Những đường cong của Ebbinghaus đều được tạo dựa trên việc ghi nhớ những âm tiết vô nghĩa, điều thú vị ở nghiên cứu của ông ấy là độ dốc của từng đường cong thay đổi tuỳ vào số lần bạn đã tiếp thu cùng một thông tin. Cho nên là nếu có những từ Tây Ban Nha bạn đã thấy 1/2/3 lần trước đó, bạn sẽ quên nó lâu hơn so với khi bạn học nó lần đầu.
Tôi nói “vô nghĩa” là bởi vì não chúng ta có xu hướng lọc ra những thứ “vô nghĩa”. Nếu nội dung dường như không có nhiều ý nghĩa liên quan đến nó, chúng ta sẽ quên nó nhanh hơn so với khi nội dung trông có giá trị cao/sâu sắc. Đó là lúc mô hình Cấp độ Xử lý phát huy: chúng ta ghi nhớ những nội dung có ý nghĩa cao (như hình ảnh) tốt hơn nhiều so với nội dung ý nghĩa thấp, như những chữ cái ngẫu nhiên hay những từ lạ tai. Trong thực tế, điều đó có nghĩa là giữa bạn học từ vựng tiếng Tây Ban Nha bằng những định nghĩa tiếng Anh và định nghĩa bằng hình ảnh, bạn sẽ nhớ kiến thức của cách học sau lâu hơn.
Tôi đã viết một cuốn sách về khoa học đằng sau trí nhớ trong bối cảnh học ngoại ngữ, cuốn sách đó đã trở thành một “bestseller” vào năm 2014. Nếu bạn thật sự muốn tìm hiểu sâu về chủ đề này, gần đây tôi đã có một bài nói chuyên sâu về sự tương tác giữa hai nền tảng này.


Tôi đã thực hiện một bài đánh giá tài liệu ngắn gọn về mảng này vào năm 2017 trong luận án tiến sĩ của tôi. Tôi sẽ không coi nó là một bài đánh giá “”tốt” nhưng nó khá đầy đủ.


Là một tiến sĩ về tâm lý học nhận thức với chuyên môn về trí nhớ và học tập, phải nói rằng tôi khá tự hào với những bài đăng không bị xoá ở đây.
Tôi chỉ muốn bổ sung là trí nhờ dài hạn khá là phức tạp trong một số cách khác. Mấu chốt cho câu hỏi này là các ý tưởng về tính khả dụng và khả năng tiếp cận ký ức (bạn có ký ức nào đó không và bạn có thể nhớ nó trong một thời điểm hoặc hoàn cảnh nhất định không) và tái hợp nhất (ký ức bị biến dạng khi nó được sử dụng).
Kết hợp những điểm trên, nó chỉ ra một vấn đề quan trọng với cách bạn đặt câu hỏi: trí nhớ không chỉ là giấy trắng mực đen. Chúng có thể được nhớ một nửa, chúng có thể được nhớ vào lúc này nhưng không phải là lúc kia, chúng có thể bị thay đổi dể một “mảnh kí ức” có thể hoàn toàn khác so với ban đầu chỉ sau một vài ngày.


Chú thích ảnh: đường cong quên của Ebbinghaus

You may also like

Leave a Comment