THỊ TRƯỜNG TÚI XÁCH – CON GÀ ĐẺ TRỨNG VÀNG HAY ĐẠI DƯƠNG ĐỎ?

by admin

Như mọi người đều biết – những chiếc túi xách đã gắn liền với hình ảnh phụ nữ từ rất lâu. Các bà, các mẹ, các chị của chúng ta đi chợ, đi mua sắm từ các khu chợ từ thuở xưa đã tay xách nách mang một cái túi, có thể là cái làn để đựng những đồ lặt vặt hàng ngày. Handbag có lẽ gắn với sự nội trợ nhiều hơn, nhưng điều này đã thay đổi sau Chiến Tranh thế giới thứ nhất. Tại cuộc chiến tranh, những người phụ nữ xông pha ngoài chiến trường hay những người phụ nữ đứng sau hậu cần làm giàu từ hai bàn tay trắng đã mở đường cho sự giải phóng của phụ nữ. Phụ nữ bắt đầu trở thành một thế lực về sự thịnh vượng của thế giới, song hành là tiếng nói của chị em.

Đúng vậy, thời đại của những người phụ nữ thành công về cả địa vị lẫn tài chính. Chẳng thế mà thế mà, sự manh nha của các luxury handbag bắt đầu từ nhu cầu thể hiện đó. Không cần phải sử dụng những chiếc túi ẩn dưới những chiếc váy, clutch – hand bag được phụ nữ giàu của các thành phố sử dụng nhiều vào các thập niên 20s.

Cách sử dụng trang điểm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng túi handbag và dung tích của chiếc túi. Vũ khí của chị em, của phụ nữ là gì? Là son môi, là phấn nền, là khăn tẩy toner, skincare, kem chống nắng blah blah.. Từ ngày xưa, các cụ đã có mang một cái túi xinh xinh để đựng cái hộp thiếc dẹp trong đó có cái son giấy í đến ngày nay. Các chị xài một thứ mà mỗi lần mở một cái túi ra chắc úp ra cả những thứ mà đàn ông chúng ta không thể tưởng tượng được.

Và – những thương hiệu thời trang cao cấp hay luxury brand, luôn nắm bắt được tâm lí chị em là “Thích mua sắm”. Những chiếc handbag cao cấp ra đời và phát triển trong hàng thập kỉ, ngày càng đa dạng về thiết kế và kích cỡ ( To đùng như Balenciaga, Celine hay kể cả nhỏ tí hi như Jacquemus – đến những tượng đài về handbag như Chanel hay Hermes, Louis Vuitton) với mức giá không thể nào mà những người “trước mặt chữ Đỗ, chữ sau họ Khỉ tên đệm là Nghèo” như chúng ta không thể nào tưởng tượng được. Có 1 chiếc túi Hermes Birkin đã được đấu giá tới số tiền là $380.000 (~ khoảng 8 tỉ 4 VNĐ).

Rõ ràng một câu chuyện là những chiếc túi xách hàng hiệu đến từ các thương hiệu thiết kế và những SLG( Small Leather Goods – các sản phẩm bằng da nhỏ như là ví, card holder, clutch..) luôn là “Con gà đẻ trứng vàng” của các fashion brands hàng đầu và mang tới một doanh thu khổng lồ. Các báo cáo dựa trên sức mua của thị trường toàn thế giới thì con số 72 tỷ USD cho dòng sản phẩm túi xách và SLGs năm nay sẽ tăng trưởng vào 100 tỷ USD vào năm 2027 bấp chấp ảnh hưởng của suy thoái kinh thế và tình hình chính bị cũng như lạm phát bất ổn như hiện nay.

Trong đó hai đất nước đảm nhiệm việc tiêu thụ lớn mặt hàng này đó chính là Trung Quốc (Tất nhiên rồi) và Mỹ. Không có gì là lạ khi đây là hai cường quốc kinh tế thế giới với việc sở hữu một mặt bằng chung về thu nhập trên đầu người là rất cao và tính chọn lọc thời trang không khó tính như thị trường Châu Âu – vốn là nơi xuất phát của các thương hiệu cao cấp. Có nhiều điểm chung giữa thị trường Trung Quốc và thị trường Mỹ về tập tính khách hàng trong sử dụng thời trang – đó là sự yêu thích “Thể hiện” vai trò, địa vị trong xã hội được xét chung vào 1 từ là “Status Symbol” – Biểu tượng trạng thái (Trạng thái ở đây đó là tài chính, công việc và giá trị chỗ đứng bản thân của xã hội). Cùng với đó là sự ảnh hưởng rất lớn của những người nổi tiếng tới khách hàng cuối trong việc quyết định mua hàng trong kỉ nguyên 4.0 này.

Trung Quốc thì gần với nước ta nên có nhiều nét tương đồng để các bạn dễ hiểu, còn Mỹ thì việc chúng ta coi các bộ phim về lifestyle của nước Mỹ thì cũng nắm bắt được một phần. Nước Mỹ hào hoa, nước Mỹ đại chúng. Theo cuộc khảo sát của BoF vào tháng 6/2022 – tức là khoảng 1 tháng gần lại đây với hai đối tượng chính là “Thị trường đại chúng” và “Thị trường có mức thu nhập cao – HNWIs: High Networth Individuals đều có một con số ấn tượng khi nói về việc sử dụng các sản phẩm designed bag hay SLGs.

Chúng ta có thể theo dõi như sau:

Với câu hỏi là: Bạn đã từng mua một hay nhiều sản phẩm túi thiết kế hay đồ thiết kế bằng da trong 12 tháng vừa rồi hay có ý định mua chúng trong 12 tháng tiếp tới hay không?

Thị trường Mỹ:

Thị trường đại chúng: 61% không và 39% có. Tỉ lệ 60-40. Tức là trung bình sẽ 10 người sẽ có 4 người mua sản phẩm trên.

Thị trường thu nhập cao: 3% không và 97% có. Đa phần là đã mua và chắc chắn sẽ mua tiếp.

Thị trường Trung Quốc:

Thị trường đại chúng: 48% không và 52% có. 50-50. Tức là cứ 2 người đi cạnh nhau thì chắc chắn có 1 người sử dụng sản phẩm túi thiết kế. Đây là con số cho mass market.

Thị trường thu nhập cao: Gần như tuyệt đối. Chỉ có 1% là không.

(Thị trường thu nhập cao là những người có khối tài sản khoảng 1.5 triệu dollars trở lên).

Những con số trên đã cho thấy 1 tỉ lệ cao khủng khiếp cho việc tiêu thụ những sản phẩm bằng túi ở hai đất nước này cũng như minh chứng cho một thị trường sôi động, màu mỡ cho các thương hiệu thời trang để khai thác. Việc còn chưa đề cập tới việc một người có thể mua nhiều sản phẩm túi trong cùng 1 năm (Giàu mà).

Và theo nghiên cứu luôn chúng ta cũng có thể thấy được rằng các thương hiệu được mua nhiều nhất ở cả hai thị trường và trong đó chắc chắc luôn có các tên sau Gucci, Louis Vuitton, Chanel và Hermes.

ĐẠI DƯƠNG ĐỎ VÀ BIẾN CHUYỂN

Với con số ấn tượng như vậy – chỉ riêng thị trường tỉ dân của Trung Quốc cho cả mass market và HNWIs market cũng mang tới một con số tiêu thụ khổng lồ. Không có cớ gì mà các thương hiệu thời trang từ siêu cao cấp, cao cấp và mid-tier cũng như fast fashion bỏ qua ngành hàng hấp dẫn này. Đây đã không còn là 1 sân chơi quá một chiều như khoảng thời gian trước mà nó còn có sự trở lại của những thương hiệu vốn dĩ “Không phù hợp” với 2 thị trường trên sau khi đổi mới nhà thiết kế, song song là các thương hiệu non trẻ tập trung khai thác vào một khía cạnh đó là “New Luxury – mang tới cảm giác đồ hiệu cao cấp nhưng với mức giá cạnh tranh và hợp lí hơn. Điển hình là Telfar và Jacquemus”.

Thị trường trở nên đông đúc và để duy trì được đặc điểm cạnh tranh của mình thì các thương hiệu nhắm tới việc “Sở hữu” 1 phong cách cụ thể – từ silhouettes, chất liệu hoặc là màu sắc cũng như cân bằng được tính thực dụng và những giá trị cốt lõi của thương hiệu. Để xây dựng được tượng đài về túi xách như Hermes Birkin hay Kelly cũng như Chanel Flapbag hay Classic 2.55 thì đó là thành quả giữ vững trong 1 khoảng thời gian rất dài, các thương hiệu mới hoặc đang cố gắng tiếp cận thị trường đại chúng phải đưa ra các phương án tốt hơn. “IT bag” là khái niệm mà các fashion brands xoáy sâu vào để thâm nhập vào thị trường – sự thành công của những Jacquemus Chiquito, Telfar Shopping bag hay Prada Cleo bag, Balenciaga HourGlass cũng như màu sắc xanh là của Bottega Veneta Intrecciato Bag mang tới những chiếc túi xu hướng nhưng đồng thời tạo ra áp lực phải thay đổi liên tục.

Giá trị của những chiếc túi thiết kế theo xu hướng cũng lung lay theo – lung lay không phải vì giá mà là tần suất xuất hiện của chúng theo mùa. Rõ ràng lúc nào người ta cũng có thể mang trên mình một chiếc túi Chanel mà không sợ outtrend còn Jacque hay Bottega thì còn phải suy nghĩ lại. Vì là kẻ theo sau và khoét sâu vào khuyết điểm lớn nhất – tính tiếp cận và giá cả nên những thương hiệu đương thời phải mở rộng hơn về giá trị sử dụng của 1 chiếc túi thiết kế. Nhưng nó cũng đặt câu hỏi liệu những sản phẩm này có đang vào lối đi mòn của “Fast fashion” như cái cách chúng đã làm với nền công nghiệp thời trang hay không?

GIÁ TRỊ CỦA LUXURY HANDBAG. (Tier 1)

Nếu hiện nay chúng ta có thể chê trách các hãng luxury fashion về chất lượng của quần áo của họ thì chắc chắn điều này sẽ không xảy ra với những luxury handbag. Vì giá trị cốt lõi của luxury handbag đó chính là chất lượng, tất cả nguyên liệu và quy trình sản xuất phải cao. Nếu chất lượng nó không cao, thì nó chắc chắn không phải là 1 luxury handbag.

Đó là lí do các bạn có thể thấy 1 số product line của luxury brand có thể là Made in China (Balen chẳng hạn) nhưng tuyệt nhiên những chiếc túi cao cấp này phải là “Made in France” “Made in Spain” “Made in Italy” blah bloh. Giá thành cao cũng đến từ một phần là quá trình sản xuất cost cao, thông thường là hand-crafted (Thủ công) cho toàn bộ quá trình hay chí ít là 1 bước ( Thì giá càng cao thì tính thủ công càng nhiều). Mọi thứ đều được tỉ mỉ theo cách chọn lựa nguyên liệu, đường khâu mũi chỉ. Vì đây là gương mặt của khá nhiều brands nên họ mời về những designer hàng đầu và việc trả tiền họ chẳng hề rẻ – khách hàng phải trả tiền cho việc đó, cho sự tự hào và nguyên những quá trình tốn tiền kia.

Luxury Handbag vẫn giữ được giá trị sau nhiều năm sử dụng hoặc có thể bán giá cao hơn rất nhiều nếu sở hữu phiên bản giới hạn. Với giá trị sản xuất + giá trị thương hiệu + giá trị designer nên luxury handbag luôn mang trong mình một giá trị cao và bền vững trong khoảng thời gian khá lâu. 1 chiếc túi Chanel 2.55 handbag vẫn giữ vững giá hoặc được mua ngay dù bạn bán bản đã cũ. Do mình không rành nhưng chị mình chia sẻ đồ CC xài bền lắm, xài rất là ok luôn trong khi nếu cùng form đó của 1 mid-tier brand thì sau 1 năm là nó tanh bành rồi.

Và điểm cuối cùng.

Một điểm có thể không đúng trong case này lắm nhưng các luxury handbag lại đảm nhiệm khá tốt trong việc “Sustainable Fashion” là “Thời trang bền vững” vì giá trị lâu dài mà nó mang lại, không cần mua quá nhiều, không cần mua theo trend hay xu hướng. Sử dụng phù hợp và timeless/vô thời hạn vì giá trị được thổi vào nhiều.

Đó nên là chiếc túi chúng ta nên nhắm tới vì tính thực dụng và timeless của nó.

You may also like

Leave a Comment