“NGƯỜI ÔM CÂY”

by admin

Thuật ngữ “tree hugger” (người ôm cây) là một trong những từ được sử dụng để chỉ chung về những người hoạt động vì môi trường.

Nguồn gốc của thuật ngữ này bắt đầu từ một sự kiện diễn ra vào thế kỷ 18. Lúc đó vào khoảng năm 1730, tại làng Khejarli ở Ấn Độ đã có 363 người (294 đàn ông và 69 phụ nữ) do Amrita Devi dẫn đầu đã cùng nhau quyết tâm bảo vệ những cây Khejri, được coi là cây thiêng của dân làng. Họ đã cùng ôm chặt vào thân cây để ngăn không cho lực lượng của chính quyền địa đốn hạ cây Khejri. Hành động này đã khiến chính quyền hoàng gia lúc bấy giờ phải đưa ra sắc lệnh cấm chặt phá cây tại làng Khejarli.

Sự việc này cũng truyền cảm hứng cho phong trào Chipko (tiếng Hindi nghĩa là “dính chặt vào”) bắt đầu từ những năm 1970 khi đông đảo hội chị em phụ nữ nông dân miền bắc Ấn Độ quyết tâm thực hiện việc chống chặt phá cây trồng với hành động tương tự như người dân làng Khejarli ngày xưa. Sau đó phong trào này đã lan rộng khắp Ấn Độ và chính phủ phải ban hành chính sách cải cách trong lâm nghiệp, bảo vệ cây cũng như môi trường tự nhiên.

Sau này phong trào Chipko đã được rất nhiều nhóm bảo vệ môi trường áp dụng nhằm ngăn cản việc chặt cây phá rừng.

Trong ảnh là hội chị em phụ nữ cùng nhau thực hiện phong trào Chipko vào đầu thập niên 70 tại đồi Garhwal, Ấn Độ.

Cre: World Beauties and Wonders

You may also like

Leave a Comment