TRONG BẢNG TUẦN HOÀN CÓ NHỮNG NGUYÊN TỐ NÀO CÓ THỂ ĂN ĐƯỢC?

by admin

1. Tôi sẽ cho rằng ý bạn hỏi là “mẫu nguyên chất” của các nguyên tố – vì mỗi thứ bạn ăn và uống bình thường đều đến từ các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học.

2. Bạn ăn cái gì cũng được, nhưng bạn chỉ ăn được một lần thôi (duh!).

Cho nên là hãy viết lại câu hỏi này nhé:

TRONG BẢNG TUẦN HOÀN, CÓ NHỮNG NGUYÊN TỐ NÀO TA CÓ THỂ ĂN ĐƯỢC CÁC MẪU NGUYÊN CHẤT MỘT CÁCH AN TOÀN HAY KHÔNG?

Được chứ!

Nếu ‘ăn’ là ‘tiêu hóa’ và không phải ‘lấy được chất dinh dưỡng’.

Mà tôi cũng không nghĩ đây sẽ là một trải nghiệm dễ chịu đâu.

Hồi tôi 8 tuổi, tôi có nuốt phải một cái kẹp giấy nhỏ. Ừ nó là thép đấy, nhưng về bản chất nó là sắt (Fe – 26). Nếu bạn có khao khát và ước mong được ăn sắt, thì có thể thử kẹp giấy ha!

Có lẽ bạn sẽ ăn được Carbon (C – 6) nguyên chất mà không có tác dụng phụ (à có, nó kinh boxu). Dù phần lớn thức ăn là các hợp chất của Carbon, bạn sẽ không thu lại được bất kỳ năng lượng nào từ Carbon nguyên chất – đấy không phải cách các quá trình hóa-sinh hoạt động. Tương tự thì, lưu huỳnh (S – 16) nguyên chất cũng không độc (nhưng mà oxit của lưu huỳnh thì rất độc) – nên ăn được nhé.

Chắc sẽ có ai đó từng đi mấy bữa tiệc có hít bóng – không phải bóng cười, bóng heli – để khiến cho giọng bạn rất cao vút lên giống kiểu mấy con sóc chuột. Ở đây cái định nghĩa ‘ăn’ đang bị biến đổi khá nhiều đấy, nhưng nếu đúng nghĩa mà nói, thì bạn có thể tiêu hóa khí heli (nhưng nó sẽ thoát ra ngoài qua ợ, hoặc là ‘bủm’, hê hê).

Cho nên là, chắc phải đổi lại câu hỏi thành bạn KHÔNG THỂ ăn nguyên tố nào.

Điều kiện đề bài giờ thay đổi nhé, không tính các loại khí, và giả sử đề bài cho chúng ta ở nhiệt độ phòng để loại bỏ Oxy, Hydro, Heli và các khí trơ khác, để có ‘cơ hội’ ăn được lớn nhất.

Đầu tiên phải loại bỏ các nguyên tố phóng xạ. Như vậy cứ cái gì ở trên chì (Pb – 82) là loại hết, và chỉ tính các đồng vị ổn định của các nguyên tố ở dưới chì thôi.

Các nguyên tố kiềm và kiềm thổ (mấy thứ mà khi tiếp xúc với nước là nổ luôn ấy) lúc ăn cũng sẽ rất nguy hiểm (tôi từng có ông thầy này lỡ làm râu mình cháy xém – ông thả một nhúm Kali vào nước, có một ít khí bị giữ lại, cả nhúm Kali nổ, bắn một ít lên râu. Rất là vui với bọn tôi, không vui lắm với ông) – cho nên là loại Natri, Kali, mấy cái như thế.

Bạn cũng nên loại cả mấy kim loại độc hại nữa – chì với arsen là phổ biến nhất, nhưng Thallium cũng độc phết đó.

Cho nên cuối cùng chỉ còn lại mấy kim loại khá là trơ – sắt, thiếc, Calci (Trans: đang chưa hiểu vì sao thêm Calci vào đây, vì Calci là kiềm thổ, gặp nước cũng cháy phừng phừng luôn) – cùng với một vài phi kim rắn như là Carbon hay là Lưu huỳnh.

Ăn vui nhé!

À nhưng tôi thích ăn mấy ‘nguyên tố’ như trong hình cơ hehe!

You may also like

Leave a Comment