HAGIA SOPHIA – THÁNH ĐƯỜNG CỦA TRÍ TUỆ TẠI ĐẾ ĐÔ CONSTANTINOPOLIS

by admin

Istanbul (cố đô Thổ Nhĩ Kỳ) ngày nay từng là mảnh đất linh thiêng của 4 đế quốc hùng mạnh trong lịch sử châu Âu. Người ta quen thuộc gọi thành phố này với cái tên Constantinopolis, tức thành phố của Constantine Đại Đế. 1 trong những cột mốc quan trọng trong lịch sử Châu Âu là năm 330, Constantine Đại Đế dời đô từ La Mã về vùng đất này, thiết lập Đế quốc Đông La Mã (Đế quốc Byzantine) hùng mạnh tại đây.
Năm 1453, người Ottoman đánh chiếm Constantinopolis, thiết lập một đế chế mới mang tên Đế quốc Ottoman, thiết lập một nền văn hóa Hồi giáo thay thế cho Ki Tô Giáo là quốc giáo trước đây.
Vào thế kỉ XVI – XVII, đế chế Ottoman vô cùng hùng mạnh có uy quyền trên toàn thế giới và thống lĩnh châu Âu. Hoàng cung đế chế Ottoman là một thế giới thu nhỏ với hàng trăm căn nhà, nhà thờ Hồi giáo, khu an dưỡng, nơi giải trí và hậu cung. Nơi phô bày các vật phẩm quý giá, thể hiện sự giàu có xa hoa của các quốc vương Hồi giáo chính là Hậu cung. Nơi này cấm tuyệt đối đàn ông ra vào ngay cả hoàng tử cũng chỉ được ở tại đây cho tới năm 16 tuổi.
Có rất nhiều di tích lịch sử quan trọng ở Istanbul, nhưng Hagia Sophia được xem là biểu tượng của thành phố và cũng là hiện thân của 2 đế quốc hùng mạnh nhất trong lịch sử Châu Âu là Byzantine và Ottoman. Ban đầu nơi đây được hoàng đế Byzantine, Justinian cho xây với tư cách 1 giáo đường Chính Thống Giáo vào năm 537. Đến thời Ottoman năm 1453 lại được quân chinh phạt của Mehmet đại đế biến đổi thành Thánh đường Hồi giáo. Và được tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, Ataturk tuyên bố là một bảo tàng vào năm 1935.
Mang cái tên có ý nghĩa là “Trí tuệ Thánh thiêng” trong tiếng Hy Lạp, thánh đường Hagia Sophia là công trình biểu tượng của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ, chứa đựng vô vàn những giá trị văn hóa kỳ bí và linh thiêng.

Công trình kiến trúc lịch sử tráng lệ

Vẻ đẹp của Hagia Sophia là cái đẹp vượt ra khỏi tất cả các chuẩn mực, từ kiến trúc, thời gian đến cả không gian. Bằng chứng là trong suốt gần 15 thế kỷ, trải qua nhiều thời kỳ chuyển giao lịch sử, tôn giáo và những trận thiên tai nặng nề của vùng đất, Thánh đường vẫn đứng vững, rộng lớn và kỳ vĩ giữa lòng thành phố Istanbul.

Công trình này còn giữ danh hiệu Thánh đường lớn nhất thế giới trong suốt gần 1000 năm kể từ khi ra đời. Từng là công trình tôn giáo quan trọng của ba tôn giáo khác nhau: Đa thần giáo, Thiên chúa giáo và Hồi giáo, người ta có thể tìm thấy ở nơi đây những đặc trưng đa dạng trong thiết kế, làm nên sự đặc biệt cho kiến trúc nơi này.

Ấn tượng nhất là mái vòm chính điện rộng lớn theo phong cách Byzantine, mở rộng sang hai bên bằng hai vòm khuyết nhỏ hơn, và tiếp tục được mở rộng bằng ba vòm nhỏ hơn nữa. Toàn bộ kiến trúc được chống đỡ bằng các cột cẩm thạch chồng lên nhau, hướng mắt người lên đỉnh vòm, tạo ra cảm giác vô hạn về không gian.

You may also like

Leave a Comment