Vì sao hiện tượng trọng nam khinh nữ lại tồn tại?

by admin

Trong thôn nọ có một người đồ tể, tính tình hơi ngang ngược kiêu ngạo, thường thích tụ tập mấy người bạn của hắn lại nhậu nhẹt ăn uống.

Một ngày nọ, bọn họ nhìn thấy một con chó to màu trắng trên đường, đột nhiên nổi hứng lên bèn đánh chết con chó ngay tại chỗ rồi chuẩn bị nấu bàn tiệc thịt chó. Anh chủ chó thì chạy xe ôm, do tính tình thật thà nên chưa từng thấy anh gây gổ hay nổi nóng với người khác.

Người chủ chó đi tìm nó đi khắp nơi mà vẫn không thấy, sau đó mới có người nói nhỏ rằng con chó của anh đã bị tên đồ tể đánh chết. Anh ta vội vàng chạy đến nhà tên đồ tể, vừa bước vào cửa đã thấy tấm da lông trắng muốt của con chó mình bị lột ra, nên chạy đi tìm tên đồ tể, hỏi: “Anh X, sao anh đánh chết con chó của tôi vậy hả?”

Tên đồ tể nạt anh chủ chó ngay tại chỗ: “Ai giết chó của mày! Im đi đừng có nói nhiều!”

“Chó của tôi, tôi thấy lông chó của tôi rồi.”

Bạn tên đồ tể cũng đứng dậy sẵng giọng quát: “Hay nhỉ! Lông con chó nào mày cũng nhận ra à? Chó trắng trên đời này là của nhà mày hết à! Nhà mày xa lắc vậy con chó của mày sao chạy tới đây được?” Hắn vừa nói vừa chuẩn bị đồ, rồi đứng trước mặt chủ nhân con chó mà quay nó trên đống lửa.

Chủ chó vừa lo vừa tức, nhưng không ngăn được người ta giết thịt con chó của mình, đứng một bên cãi lại thì bị đối phương chua ngoa đáp: “Mày nói của mày thì là của mày à, viết tên lên chưa? Mày gọi tên nó thử coi nó có phản ứng không?” bạn bè của tên đồ tể nghe thế liền cười ồ cả lên.

Chủ chó tức đỏ mặt nhưng không thể làm gì đành quay lưng ra về.

Người chủ chó bèn đi tìm anh trai mình. Anh trai chủ chó có tính cách hoàn toàn trái ngược với người em. Anh ta đã từng đi tù tám năm rồi, và cũng không phải kẻ hiền lành dễ ức hiếp gì cho cam.

Lúc chủ chó đến nhà anh trai, anh ta đang uống trà với người khác. Vừa thấy anh trai, người chủ chó liền khóc và nói: “Anh ơi, con chó của em bị giết rồi”.

Người anh nhìn sang: “Ai giết nó?”

” Thằng X”

“À, thằng X, anh biết rồi.” Nói rồi người anh tiếp tục uống trà, một lúc sau mới hỏi: “Hắn giết thế nào?

Người em gấp gáp nói: “ Nướng lên ăn cả rồi!”

Người anh nói: “Ừm, không sao, em về chở khách đi, trưa rồi qua chỗ anh ăn cơm.”

Sau khi em trai rời đi, người anh vẫn tiếp tục nhàn nhã uống trà với người khác, trong suốt thời gian đó, ngay cả bạn bè của người anh cũng lo lắng nói: ” Đợi nữa là vô nồi luôn đó, sao không đi xem đi?”

Người anh đáp: “Không sao, không phải gấp.”

Đến trưa, người anh xem giờ rồi nói với mấy người bạn đang uống trà: “Cũng tới giờ rồi, mấy cậu cứ ngồi chơi, tôi qua đó xem thử.” Nói xong rít một hơi thuốc, rồi phóng xe máy đến nhà tên đồ tể.

Khi người anh đến nhà tên đồ tể thì hắn đang nói chuyện với bạn bè của mình trong sân. Người anh mặt hầm hầm dừng xe lại, tự nói: “Cha chả, thơm quá, chắc sắp xong rồi.” Rồi quay lại nói với đám người tên đồ tể hỏi: “Mày giết con chó của A phải không?

Tên đồ tể thấy người anh tới thì khí thế giảm hẳn: “Không có, chó điên ở đâu lạc tới thôi.”

“Chó điên! Chó điên mà mày cũng dám ăn à! Tao rành đám tụi mày quá mà. Còn to miệng lươn lẹo hả, có cần xem thử tao có dám chôn tụi mày không?”

Tên đồ tể và bạn bè hắn không dám hé nửa lời, còn cái tên đã trêu chủ chó thì giờ đang ngồi xổm cúi đầu hút thuốc, không dám nhìn người anh chủ chó.

Người anh bắt đầu mắng chửi nhưng đám đồ tể không dám hó hé gì cả.

Sau khi người anh chửi mắng xong, anh ta bước thẳng vào bếp, thịt chó đang được hầm trong nồi, mùi thơm hấp dẫn vô cùng. Anh ta cầm muôi đảo đều rồi bưng cả nồi thịt chó đi.

Người anh một tay cầm tay lái, tay kia cầm chiếc nồi, lái xe đi trong ánh mắt của nhóm đồ tể.

Sau đó, tên đồ tệ và bạn bè hắn phải bỏ ra 600 tệ để bồi thường cho chủ chó, còn chủ chó cả anh trai và bạn bè anh trai lại cùng nhau ăn bữa thịt chó ngon lành.

Câu chuyện được người ta truyền tai nhau khắp làng, hầu hết mọi người đều cảm thấy xứng đáng và khoái chí, nói rằng đúng là người ác thì có kẻ ác kiềm.

Nhưng bạn thử nghĩ xem, nếu chủ chó không có người anh này thì sao? Có phải là phải tự nuốt giận không? Còn tôi kể câu chuyện này thì liên quan gì tới trọng nam khinh nữ chứ?

Điều tôi muốn nói là sự tồn tại của việc trọng nam khinh nữ là do nền tảng xã hội. Khi nền kinh tế và văn hóa của một khu vực tương đối lạc hậu, thì khả năng sinh tồn sẽ quay trở lại trạng thái nguyên thủy, trong thời kì này, khi xảy ra xung đột thì phương tiện vừa trực tiếp vừa hiệu quả nhất lại chính là vũ lực cũng như sức mạnh. Vũ lực đôi khi không phải là đánh nhau, mà là tính răn đe, tính răn đe đó lại có thể đổi lấy được vô vàn lợi ích cho cuộc sống của người ta.

Để tôi giới thiệu một tí về người anh của chủ chó ở câu chuyện trên, thời đó kế hoạch hóa gia đinh ở nông thôn làm rất gắt gao,nếu sinh vượt kế hoạch thì các nhân viên thực thi pháp luật sẽ đến nhà nhẹ thì làm công tác tư tưởng nặng thì bắt vào tù. Anh trai của chủ chó cũng nổi tiếng vì chuyện kế hoạch hóa này này. Khi cán bộ chính quyền vào thôn làng để bắt những gia đình vượt kế hoạch, nhiều người dân cũng chỉ im lặng không dám nói gì, một số người còn bị bắt trói lại. Hôm đó chính quyền tới nhà người anh để bắt vượt kế hoặch, nhưng người anh không phục bèn lấy con dao bếp ra dí cán bộ thực thi pháp luật chạy khắp làng, từ đó không ái dám đến nhà anh ta đến bắt tội vượt kế hoạch hóa gia đình.

Sau này người anh phạm tội khác nên vào tù, ngồi chừng tám năm mới ra, sau khi ra tù rồi đến cả mấy cán bộ thị xã cũng phải giao hảo với anh ta, cứ mỗi mùa lễ tết hằng năm là trong làng lại có mở gói thầu khai khẩn rừng núi, người khác thì không dám ôm chứ anh ta ôm tất. Khi người khác nhận thầu cái hồ chứa nước trong thôn thì hay có mấy người tới câu cá chùa, lúc anh ta nhận thầu, hễ mà có ai đi tới câu cá, anh ta chỉ nói một câu: Có tin tao quăng mày xuống đó dìm mày chết luôn không. Từ đó chẳng ai dám bén mảng tới câu chùa nữa, đến bạn bè thân thiết muốn đến câu cũng phải báo trước một tiếng.

Tôi biết có nhiều bạn gia đinh cũng khá giả, một tháng có thể kiếm được 100 nghìn tệ, nhiều người sẽ không hiểu được hoàn cảnh thực tế đó, ở một số vùng xa xôi hẻo lánh, có nhiều tên trưởng huyện, trường trấn là anh chị em của những tên ác bá. Trong môi trường xã hội đó,nói chuyện bằng tình cảm tôn trọng đạo đức pháp lức đều là thứ giả dối cả. Giống như việc giết con chó vây, bạn đồi kiện, kiện thế nào? Khoan nói tới việc nông dân có hiểu biết về luật pháp không, cứ cho là hiểu đi, một quy trình thụ án mất bao lâu, cứ cho là lần này đi kiện họ sẽ nhận được công bằng, nhưng lần sau thì sao? Trong cái vòng tròn xã hội khép kín đó, sống cùng trong một thôn làng cúi mặt không thấy thì ngẩng đầu cũng gặp, người ta lấy đại chuyện nào đó nói xấu bạn thì bạn cũng đâu làm được gì? Lúc này đây răn đe bằng vũ lực là hiệu quả nhất, , chỉ cần một lần dằn mặt, thì cả đời đối phương chẳng dám bắt nạt bạn nữa.

Còn những người không có vũ lực thì như thế này? Chẳng còn cách nào khác, chỉ đành bị ức hiếp cả đời không ngóc đầu lên được mà thôi, làm ruộng cần dẫn nước vào, người ta không ưa bạn nên không cho nước chảy thông qua ruộng họ để đến ruộng bạn thì bạn làm gì? Chẳng thể làm gì ngoài việc gánh từng gánh đổ nước vào ruộng cả. Lúc này đây bạn muốn mình có sức lực, sức mạnh, ở đâu ra? Sinh nhiều con trai chứ sao giờ, nhà đông đàn ông tới lúc xảy ra xung đột, cả đám đoàn kết đứng đó, ai dám bắt nạn gia đình bạn. Bình thường con trai sẽ ở lại thôn phát triển, cha mẹ già yếu mất sức laoo động thì họ thường chọn đi theo con trai để con trai nuôi họ dưỡng già; còn con gái sau khi đi gả ra ngoài, dù có hiếu thảo với cha mẹ cũng không thể ở trong thôn mãi được, nước xa không cứu được lửa gần. Trong cái hoàn cảnh xã hội này, ngày qua tháng lại, dần dần hình thành hiện tượng trọng nam khinh nữ. Hiện tượng này không phải chỉ do suy nghĩ của một người mà nó là một loại dấu ấn văn hóa dần đần thầm lặng được khắc sâu trong xương cốt, suy cho cùng cũng chỉ là một nhu cầu sinh tồn mà thôi, muốn có con trai không phải vì lí do gì khác, mà chỉ là vì cảm giác an toàn muốn sống yên thân gửi phận mà thôi.

Vì vậy, hầu hết trẻ em bị bắt cóc và bị mua bán là con trai, và hầu hết nơi các bé bị bán là vùng núi nghèo khó. Thường là khu vực Triều Sán, nơi bị chỉ trích là trọng nam khinh nữ, cũng là do hoàn cảnh địa lí, con người và văn hóa hình thành mà thôi. Thời xưa đất canh tác ở vùng núi Triều Sán có hạn nhưng dân số lại tăng quá nhanh. Thời kỳ đầu ở vùng Triều Sơn, đất canh tác có hạn, nhưng dân số tăng quá nhanh, cầu nhiều cung ít, đương nhiên sẽ dẫn tới tranh giành tài nguyên, trong quá trình tranh giành này nhiều người bị áp bức mà không làm gì được, đành phải bôn ba ra vùng khác làm ăn,dần dần hình thành nên văn hóa kinh doanh của họ. Còn ở vùng ven biển thời tiết ý trời này thì nghề đánh bắt xa bờ hay gặp nhiều sóng gió, tỷ lệ thanh niên đàn ông mất cũng cao nên các gia đình cần đẻ con trai để bổ sung nguồn lực lao động, dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau, chế độ phụ hệ dần được hình thành.

Bản thân tôi sinh ra trong một gia đình trọng nam khinh nữ, ông bà nội tôi sinh ra được tám người con gái, và luôn mong mỏi đẻ được một đứa con trai, nhưng đẻ tới khi không còn đẻ được vẫn không có con trai. Sau này mẹ tôi “ bắt chồng” thì sinh được một người con trai là tôi. Không nói cũng biết được tình thương mà họ dành cho tôi bao la sâu đậm cỡ nào. Tôi còn có một cô em gái, vì được gia đình cưng chiều nhiều hơn nên tôi thường thấy áy náy với em gái mình. Tất nhiên, người nhà tôi nói rằng bát nước thì chia đều cả, sẽ không thiên vị vật chất cho đứa nào cả, nhưng trong nhiều việc thì họ lại rất xem trọng và để ý tới tôi. Hồi đầu tôi chưa hiểu lắm, nhưng sau khi lớn hơn tôi mới dần dần thấy được những cuộc tranh đấu nhỏ và thâm sâu trong thôn làng thì tôi mới hiểu được suy nghĩ của thế hệ cha ông.

May mắn thay, kinh tế hiện nay dần phát triển hơn, thanh niên ở các vùng nông thôi sẽ lên thành phố làm việc, mưu kế ở các làng các thôn cũng trở nên ít hơn. Sau khi lên thành phố làm việc thì sự khác biệt giữa nam và nữ không còn quá lớn, anh làm tôi cũng làm, đa phần là công việc tri thức đầu óc, hoặc việc nhẹ nhàng hơn, cái bạn cần là kiến thức và kinh nghiệm chứ không phải đi đánh nhau, có xung đột thì có cảnh sát giải quyết, có tranh chấp thì làm thủ tục pháp lí. Thời điểm này đây, ở một mức độ nào đó thì con gái sẽ có ưu thế hơn con trai. Phương thức sản xuất và sinh tồn thay đổi đã dần dần khiến quan niệm trọng nam khinh nữ trở nên suy yếu, mà đây cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự trỗi dậy của nữ quyền

Những người trọng nam khinh nữ nghĩ gì? Thực sự đây không phải là một quan niệm mà một cá nhân nào đó có thể quyết định.Nó liên quan đến các điều kiện ở một nền tảng xã hội cụ thể và có liên quan chặt chẽ đến kinh nghiệm và hiểu biết của một người. Đối với quan niệm này, chúng ta không cần phải dùng thái độ căm thù sâu sắc để loại bỏ nó hay tấn công nó. Vì với những người trọng nam khinh nữ thì quan niệm đó sẽ khó mà thay đổi trong một khoảng thời gian ngắn.Cá nhân tôi cho rằng với sự tồn tại của bất kì hiện tượng nào, chúng ta cũng nên có một mức độ tôn trọng nhất định với nó, cố gắng tìm hiểu lý do sâu xa về sự tồn tại của nó, sau đó chọn lọc và thay đổi từ phía bản thân trước thay vì yêu cầu, bắt buốc nó phải thế nào.

Cũng như trong gia đình, tôi là người duy nhất không phong kiến và không mê tín dị đoan, hồi đầu mỗi khi nói về những chủ đề này, tôi đều cãi nhau với người thân tới đỏ mặt, nhưng rồi lại vô ích, nhận thức được hình thành lâu dài của một người không thể thay đổi chỉ vì dăm ba cuộc nói chuyện được. Thứ cần thiết lúc này không phải là khăng khăng lập trường mà là sự khoan dung, họ cứ việc nói về những câu chuyện cầu Trời khấn Phật, những điều mê tín, còn tôi chỉ việc ừ ừ ừ cho qua, rồi tiếp tục làm việc chăm chỉ, kiếm tiền nhiều hơn, rồi làm việc chính mình muốn.

Chúng ta đừng vội đánh giá một hiện tượng hay quan niệm là sai rồi sau đó cho rằng mình vượt trội tân tiến, bởi vì nhiều lúc chẳng qua là do bạn may mắn hơn họ, bạn sống trong một môi trường hay hoàn cảnh tốt hơn, nghe được nhiều, thấy được nhiều hơn mà thôi.

Nếu nền kinh tế xã hội có thể phát triển ổn định và mức sống ngày càng cao và hiện tượng trọng nam khinh nữ chắc chắn sẽ giảm đi, thậm chí biến mất. Nếu hiện tượng trọng nam khinh nữ tồn tại, thì điều đó có nghĩa là môi trường xã hội mà bạn đang sống ở một mức độ nhất định nào đó vẫn còn khá “nguyên thủy” mà thôi.

You may also like

Leave a Comment