ABEL “The Weeknd” Tesfaye – Badboy của chúng ta.

by admin

Đã hết thời F*ckboy, Bad boy mặc skinny jean, tee trắng và áo khoác da Saint Laurent. Badboy 2020 của chúng ta sẽ theo một kiểu mẫu 90s vibe mà tiêu biểu chàng trai đa cảm Tuấn Cùi “The Weeknd” Abel.

Không ra nhiều album như những ngôi sao khác – Kiss Land (2013), Beauty Behind the Madness (2015), Starboy (2016) và giờ đây là “After Hours” (2019). Nhưng sự thành công của các hits đình đám trong các album kể trên – các giải thưởng về liền tay đã khiến Abel trở thành một trong những ca sĩ Pop thành công nhất đương đại. Nhưng nếu ai yêu thích Abel và âm nhạc của Tuấn Cùi (Y chang cái tên) – đều không thể phủ nhận được sự đau buồn/depression và câu chuyện nội tâm thông qua bài hát và các concept video. Không quá ảm đạm như Billie Eilish, không gắn liền với drugs (Mặc dù ngoài đời là có sử dụng nhe) – sự đau buồn của Abel được thể hiện qua âm nhạc, qua hình ảnh ẩn dụ và Pop, catchy nhưng ai cùng độ tuổi của Abel (sinh năm 1990) đều có thể dễ dàng hiểu được.

Một người đàn ông gặp nhiều vấn đề trong cuộc sống, đặc biệt là về tình yêu (Huhu, tội Tuấn Nhọ quá). Bạn cũng biết câu chuyện của Abel với Selena cùng với một thanh niên hạnh phúc mà-ai-cũng-biết-là-ai-đấy đã mang anh tôi xuất hiện mạnh mẽ trong năm 2020 với hình ảnh của một gã Badboy tiêu biểu của văn hóa đại chúng thập niên 90s. Rồi tiếp theo câu chuyện với Bella Hadid cũng không tới được happy ending

Thời trang cũng vậy – nhìn Tuấn Cùi 2020 mà xem. Gu thời trang mà Abel đang “thi triển” mang đặc một màu của Pop culture 2 thập kỉ trước. Thực ra xu thế retro/vintage cũng sẽ được ekip hay production house của Abel lưu ý tới với sự tùy chỉnh về trang phục, nhưng mình cảm quan nó lại hợp với âm nhạc (Đặc biệt là “After Hours”) của The Weeknd hơn bao giờ hết.

Một gã bad boy, không tin tình yêu, hát hay và điên loạn. Còn gì hấp dẫn hơn.

“I SAID, OHHH, I’M BLINDED BY THE LIGHTS
NO, I CAN’T SLEEP UNTIL I FEEL YOUR TOUCH”.

Line trong Blinding Lights nằm trong album “After Hours” – album studio thứ 4 của Abel Tesfaye được phát hành vào tháng ba năm 2020 đánh dấu một sự thành công vượt trội của The Weeknd trong lòng người hâm mộ (có cả mình nữa). Anh Tuấn theo đánh giá của cá nhân mình là một trong những nghệ sĩ R&B của đương đại.

Tất nhiên, mình sẽ nói thời trang của anh Tuấn (Cho phép mình gọi thế vì tính thân mật) xuất hiện trong các MV – video âm nhạc trong album “Sau Giờ” của anh í. Nghệ thuật sử dụng thời trang và phong cách để tạo điểm nhấn của The Weeknd được nảy lên một bậc vì nó có sự liên kết theo trình tự release của các MVs.

Thời trang hay đúng hơn là quần áo được xem như là 1 công cụ chiến lược để thể hiện bản thân của các ngôi sao. Mỗi lần xuất hiện tại các sự kiện, ra các sản phẩm âm nhạc thì cánh báo giới, công chúng nhảy vào “phân tích” xem ca sĩ mặc gì, rapper mặc chi. Nhiều khi người ta còn bàn về quần áo của nghệ sĩ hơn là âm nhạc của họ. Tỉ dụ như là Ngôi sao A, hay ca sĩ B và Rapper C ở một đất nước 90 triệu dân nào đó. Âm nhạc không thấy đâu toàn thấy những title như là:

“Ngôi sao A diện đồ cả tỉ trong MV”

“Ca sĩ B với trang phục sexy thu hút người xem”

“Rapper C cùng phong cách sờ trít eo thời thượng (?) phá đảo thế giới ảo”

Đối với những con người nào yêu âm nhạc thì mình nghĩ đó không phải là lời khen mà có chút buồn vì hình như đại chúng không quan tâm tới âm nhạc. Với một người khá tăm tối trong lyrics và đa cảm như The Weeknd thì Tuấn và Ekip của mình lại sử dụng chính “Thời trang” để làm công cụ nền tảng để người ta nhắc về âm nhạc của ảnh. Bằng chứng xuyên suốt các MV đã được công bố nằm trong album “After Hours” là “Heartless” – “Blinding Lights” – “After Hours” – “Until I Bleed Out” – “In Your Eyes” – “Too late” và mới nhất là “Save Your Tears”, Tuấn nhà ta chỉ mặc đúng một outfit là chiếc blazer màu đỏ, shirt – quần đen kèm găng tay, boots.

Phong cách Tuấn không phải là một thứ gì đó quá mới lạ, hay còn được gọi mỹ miều là “Timeless Outfit” của Menswear. Nó chẳng bao giờ là xu hướng hay cũng chẳng bao giờ là lỗi thời, nam nhân thời kì nào cũng có thể mặc được. Nhưng nó gợi nhớ cho chúng ta lại những khoảng thời gian của thập niên 80s – 90s, nơi những ánh đèn vàng casino trải rộng trên Las Vegas và những gã đàn ông kiếm giàu lao vào như thiêu thân. Màu đỏ – đen cũng làm mình nhớ tới một ông vua khác, ông vua của nhạc Pop – không ai khác chính là Michael Jackson trong MV huyền thoại “Thriller” cùng chiếc leather jacket màu đỏ đen. Suy nghĩ cá nhân màu đỏ đen này giống với màu cổ điển của bộ bài Tây – biện chứng cho sự thay đổi, đa đoan, khó đoán trước được như cuộc đời tình cảm và những gì mà anh Tuấn trải qua trước khi ra album “After Hours”.
Nghệ thuật dùng thời trang làm điểm nhấn của The Weeknd là cách anh Tuấn lại sử dụng ngược “Truyền thông” và “Hiếu kỳ” của người đọc để làm bật âm nhạc của mình. Xuất hiện 1 lần thì không sao nhưng toàn bộ các MV mình đã kể trên, The Weeknd lặp hết outfit khiến người nghe hay audience thắc mắc:
“Sao cha Tuấn này không đổi đồ?”
“Ơ kìa, sao Tuấn kì vậy?”

Điểm duy nhất thay đổi trong các MV đó chính là âm nhạc và khuôn mặc của The Weeknd – từ bình thường đến đeo băng và cuối cùng là một khuôn mặt phù nề do phẫu thuật thẩm mỹ quá đà. Âm nhạc và khuôn mặt – đó chính là thứ mà chúng ta có thể xác định rõ được “ID/DNA” của nghệ sĩ chứ không phải là đồ đạc mà họ mặc trên người. Là bản chất, là linh hồn của con người. The Weeknd hẳn đã muốn thể hiện điều này vì nhạc của Tuấn vô cùng nội tâm và bám sát những gì mà Tuấn trải qua. Mình xem đây là một điểm nghệ thuật.

Và cứ thế người ta cứ tò mò 1, tò mò 2 và tò mò 10. “Tuấn sẽ mặc gì trong MV tiếp theo?” “Khuôn mặt Tuấn sẽ ra sao?” “Câu chuyện trong âm nhạc tiếp sẽ diễn biến ?”. Người nghe mong chờ Tuấn sẽ làm gì tiếp theo, sẽ mặc gì, sẽ làm gì. Sự mong chờ này trong 1 thời đại đại trà thông tin như giờ – rất khó mà lại càng khó hơn khi nó theo series vì nó dễ phản tác dụng mà gây nhàm chán cho người xem. Nhưng không cái gì là lặp lại, mỗi MV ra – mỗi hình ảnh The Weeknd trong MV mới đều có chiều sâu và gây cảm hứng đối với người xem, ít nhất là mình. Đó là Nghệ thuật Marketing.

Còn văn hóa thì sao? The Weeknd không như các rappers – sử dụng các ngôn từ hạng nặng để công kích sự mục rữa của xã hội. Bằng MV và âm nhạc của mình, Tuấn giãi bày các mặt tối của cuộc sống một ngôi sao hạng A hay các celebs ảo đang trải qua. Rượu chè, cờ bạc, tốc độ, gái có đủ nhưng tất cả đều được mang dáng dấp và tính nghệ thuật hóa theo cách giải trí hơn 1 tẹo. Đặc biệt là chúng ta có thể thấy được sự tương đồng với các bộ phim nổi tiếng như “Dear and Loathing in Las Vegas” với nam tài tử Johnny Depp ở Blinding Lights – hay cách băng bó mà The Weeknd sử dụng có thể thấy trong phim “Goodnight, Mommy” – một bộ phim kinh dị của Áo năm 2014, bộ phim nói về mặt tối của đời sống gia đình và đặc biệt là ảo tưởng của hai đứa con về sự thay đổi của người mẹ đã làm Phẫu thuật thẩm mỹ (Save Your Tears đã chứng minh). Đó là nghệ thuật Ẩn Dụ.

Thời trang/Ẩn dụ và Đa nghĩa còn được chứng minh thêm 1 tầng ở MV “Save Your Tears”.
Tuấn giải thích cho việc sử dụng băng gạc của mình là việc phẫu thuật thẩm mỹ. Nhìn sơ qua chúng ta sẽ liên tưởng tới một người nổi tiếng nhờ việc Phẫu thuật thẩm mỹ quá đà này – đó chính là Jocelyn Wildenstein (hoặc na ná Vice President của Versace – Donatella Versace). Nhìn Tuấn thật dị hợm với chiếc mũi sửa lệch, gọt má, bơm cằm bơm môi.

Nhưng há chẳng phải là đang “Đá đểu” trào lưu phẫu thuật thẩm mỹ quá đà và lỗi nổi tiếng của những thập niên 90s. Và xin nhắc lại Tuấn cũng “đanh đá” không kém khi mà Bella Hadid – ex của Tuấn cũng có đụng chạm dao kéo hay sao nhỉ? (Tuấn còn nhắc khéo tới Selena Gomez khi mà nữ chính trong MV cũng từa tựa người mà ai cũng nghĩ là Justin Bieber sẽ cưới đấy)

Chưa hết, chiếc blazer đỏ trơn ngày nào giờ đã được đính đá sang trọng. Concept trong MV cũng tạo ra cho chúng ta cảm nhận đây là 1 buổi lễ quan trọng và private/bí mật. Có thể là trao giải thưởng gì chăng (Grammy đấy há há há). Với outfit xuyên suốt các MV, giờ được đính đá – có vẻ The Weeknd miễn cưỡng tới tham dự với thái độ vô cùng bất cần đời và khinh những kẻ đeo mặt nạ trong căn phòng kia. Đeo mặt nạ tham dự sự kiện thường được tổ chức tại các buổi tiệc quý tộc, sang trọng kiểu xưa – cũng đồng nghĩa cho những kẻ chức cao vọng trọng nhưng tất nhiên “Vuốt mặt thì phải nể mũi”. Tuấn cho các vị í đeo mặt nạ hết.

Hành vi lấy tay đè đầu, giành uống rượu và đặc biệt là vẩy “Champagne” dưới góc quay nhìn như “Đái vào mặt” các vị giám khảo ấy thể hiện sự khinh bỉ và cái tôi đầy tự cao của The Weeknd. Ngoài ra, The Weeknd còn chễm chệ ôm cái cúp như thể hiện mình xứng đáng với nó – nhưng suy cho cùng Tuấn còn vứt, chả thèm giữ nó làm gì. Và như lẽ dĩ nhiên, âm nhạc và câu hát “Save your tears for another day” vẫn vang lên, giải thưởng mục ruỗng tao không thèm. Tao cái cần là âm nhạc tao vẫn còn người nghe.

Để kết thúc – để kết lại cái sự “Phạm thượng” của mình với đám giả “Hàn lâm kia”, The Weeknd đưa súng lên đầu mình. Nhưng đó không phải là đạn mà là súng bắn pháo bông, vẫn chốt 1 cú cho màn kịch đầy chất “Trào phúng” trong cái vỗ tay của đám khán giả, một hổ lốn thực sự.

5

You may also like

Leave a Comment