Đã hơn một tuần từ khi Kanye West gặp các biến cố lớn trong con đường sự nghiệp của mình – người ta luôn nói về việc Mr Ye của chúng ta đã mất hàng tỷ dollars từ việc các nhãn hàng cắt đứt hợp đồng. Nhưng chúng ta không hề đề cập tới việc câu chuyện hậu Kanye West sẽ như thế nào với các brands trên – đặc biệt là adidas.
Tất nhiên những gì mà Kanye West làm là “không thể chấp nhận được” với vị thế của một người nổi tiếng và gây ảnh hưởng trên toàn thế giới dù với bất kì mục đích như thế nào. Dù ở quy mô thôn làng, xóm huyện, quốc gia hay toàn cầu thì cũng có những mặt tối trong việc vận hành xã hội này và nó đã diễn ra rất lâu rồi. Một cá nhân thì câu chuyện nó chỉ dừng những tác động xấu lên mình cá nhân đó, nhưng nếu cá nhân đó ảnh hưởng tới cả 1 thể chế – đặc biệt là thương hiệu hay doanh nghiệp, những tổ chức phải chịu trách nhiệm cho nhiều cuộc sống khách thì nó hoàn toàn là một câu chuyện khác. Adidas là một trong những thương hiệu cuối cùng tuyên bố “trừng phạt” Kanye West dù rằng cả hai đã có một cuộc tình bừng cháy trị giá vài chục tỷ dollars doanh thu dựa trên khả năng sản xuất và truyền thông của cả hai.
Adidas là một công ty của Đức, tức là không nằm trong hệ thống luật pháp của Mỹ (Doanh nghiệp Mỹ) nên đó là một trong nhiều lí do vì sao mà thương hiệu này khá “lừ khừ” trong việc xử lí gã “Ngựa chứng” Kanye trong khoảng thời gian dài. Họ chờ đợi những tín hiệu từ các thương hiệu hợp tác cùng Kanye West khác – đặc biệt là GAP, 1 thương hiệu thời trang lâu đời của Mỹ. Việc Balenciaga (từ Pháp) rồi GAP (Từ Mỹ) tiến hành cancel contract với Kanye minh chứng một kẽ hở trong hợp đồng hợp lí được bảo chứng bởi luật pháp Mĩ cho phép adidas phần lợi nhiều hơn trong tranh chấp hậu Kanye. Để các bạn trẻ biết rõ hơn thì vấn đề về legal/politics luôn là một câu chuyện cần thiết đối với các tập đoàn đa quốc gia vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích thương hiệu. Thường các nhãn hàng quốc tế hay tập đoàn toàn cầu đều có đội ngũ luật sư cực giỏi và am hiểu về bộ máy pháp luật của từng quốc gia mà họ sở hữu các nhãn hàng đang kinh doanh tại đó. Chứ không phải muốn mở là mở đâu.
Thế nên chẳng lạ lẫm gì khi nút rối về legal được gỡ và adidas nhanh chóng thực hiện gỡ “quả bom nổ chậm” Kanye West ra khỏi bộ máy của mình.
Nhưng 1 câu hỏi được đặt ra là với những sản phẩm Yeezy hiện có, phải giải quyết như thế nào?
Kanye West rời đi, thì sức hút của adidas Yeezy sẽ giảm sút rất nhiều – đặc biệt là các dòng mới, còn với các dòng cũ thì nó lại là 1 kỉ niệm so với những collectors hay đặc biệt với ai là fan của Kanye. Rõ ràng việc xử lí hàng tồn kho của adidas Yeezy là một bài toán đau đầu vì không chỉ những mẫu mã, những SKUs đã có sẵn và đang được kinh doanh mà có cả những dòng sản phẩm đã được lên kế hoạch và sản xuất trước đó gần 1 năm (Đây là câu chuyện kinh doanh thông thường của các nhãn hàng thời trang và footwear nên các bạn đừng quá ngạc nhiên – muốn có hàng bán đúng thời điểm thì phải sản xuất trước đó 1 khoảng thời gian dài để lên chiến dịch truyền thông, phân phối etc..)
Rõ ràng với chiều hướng xấu của Kanye West và nhận thức về sự đi xuống trong sự nghiệp của rapper Ngựa chứng này, adidas nhận ra những sản phẩm cũ (Từng là best sellers của họ) cũng nhanh chóng đi vào hàng tồn vì thực tế nó không thay đổi quá nhiều về thiết kế (Sự thay đổi chỉ là màu sắc) nên team vận hành adidas chấp nhận việc rủi ro này so với những gì mà thương hiệu đã nhận được từ trước đó. Câu chuyện sẽ là giải quyết đống hàng tồn kho và đảm bảo được sự luân chuyển của dòng tiền, doanh thu và lợi tức đầu tư ROI (Return on Investment). Thế nên so với số tiền mất của Kanye West thì nó chẳng là một góc gì so với số tiền đã được lện kế hoạch đầu tư vào dòng Yeezy của adidas trước đó vì nó khổng lồ hơn rất nhiều, bao gồm chi phí sản xuất – chi phí vận hành – chi phí phân phối…
Với những đôi Yeezy adidas không bán được có thể tái ché bằng cách chuyển giao cho một bên thứ ba, một bên nghệ sĩ mới để re-create, re-design lại nó nhưng chưa chắc chắn rằng hợp đồng của Kanye-adidas cho phép làm điều đó hoặc những nhà phân phối lớn còn nhận Yeezy không sau những phát ngôn của gã? Ngay cả việc bán Yeezy tồn kho hay đã/đang sản xuất vào các thị trường outlet cũng giảm nặng nề cho dông sản phẩm Yeezy của adidas hoặc dấn sâu hơn vào các thị trường không hiểu quá nhiều về scandal của Kanye West (Thực chất Châu Á, Châu Âu là 1 mảng thị trường phù hợp cho vấn đề này).
Việc ngưng hợp tác với Kanye West đồng nghĩa những dây chuyền sản xuất đang vận hành làm ra các items đã lên kế hoạch giữa adidas và Ye trước đó phải nhanh chông dừng lại vì nó đang dựa trên Hợp Đồng hợp tác giữa hai bên. Cả hai bên bỏ và đặc biệt là adidas không muốn dinh dáng tới người đàn ông này nữa nên chấp nhận việc ngừng hợp đồng sản xuất với các bên thứ ba, đền bù. Nhưng đồng thời nó cũng tạo ra 1 vấn nạn đó là “Không cần quá nhiều công nhân sản xuất” cho những bên chuyên làm các sản phẩm yeezy. Tình trạng thất nghiệp sẽ đẩy lên. Điều này đã làm biên độ lợi nhuận của adidas giảm mạnh vì phải chi quá nhiều tiền mà không có khả năng thu hồi kiếm lời sau đó.
Mất Yeezy, adidas gần như đi mất 1 đối trọng trong cuộc chiến phân bua với kinh địch Nike khi hãng giây của Mỹ sở hữu trong tay 1 list các product type có ảnh hưởng mạnh tới thị trường (Air Jordan, Air Force hay Dunk). Không ai mua lại 1 sản phẩm bình thường của adidas mà toan đa phần là Yeezy hay các bản collab đặc biệt.
Khi chúng ta mua đi bán lại thì tất nhiên Yeezy vẫn đỉnh nhưng resllers market không phải thứ mang lại doanh thu cho thương hiệu khi adidas không thu về được 1 đồng cắc nào từ thị trường này. Nó chỉ thể hiện được độ hot của sản phẩm, brand recognition/ brand awarenesss (Nhận diện thương hiệu) và adidas đang thiếu 1 cứu tinh, 1 dòng sản phẩm vượt trội hay có câu chuyện hay ho để cạnh tranh với Nike – khi mà Sambas đang được boost khá nhiều từ các bản collab với Gucci hay Balenciaga nhưng rõ ràng nó không thể nào so sanh với Yeezy.
Ngừng hợp tác với Kanye có thể 1 quyết định đung nhưng cũng đấy khó khăn khi xử lí các hệ quả liên tục.