Ai là người sống xa hoa nhất trong số các tổng bí thư ĐCS Liên Xô?

by admin

1/ Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng 10/ 1917, Vladimir Ilyich Lenin tự đặt mức lương cho mình là 500 rúp/ tháng. Các phóng viên của ấn phẩm “Bí mật của công ty” tính toán rằng số tiền này tương đương khoảng 160 nghìn rúp hiện nay. Lenin cấm các nhà hoạt động đảng có bất kỳ khoản thu nhập nào khác, chẳng hạn, nhuận bút cho việc viết sách, báo. Cùng với thời gian, nạn lạm phát đã “gặm nhấm” khoản lương tháng không tồi của “lãnh tụ vô sản thế giới”, nhưng điều đó không làm ông quá lo lắng.

Người bạn đời của Lenin, Nadezhda Krupskaya, trong năm 1924 đã viết: “Những nhu cầu, như khi bạn không biết lấy tiền đâu mà mua bánh mỳ, chúng tôi không hề biết đến. Chẳng lẽ, các đồng chí lưu vong đã sống như vậy? Đã có những người hai năm không có đồng lương nào mà cũng không nhận được tiền từ Nga gửi cho và họ đã bị đói. Chỗ chúng tôi không như vậy. Chúng tôi sống rất bình thường, đó là sự thật. Nhưng, chẳng lẽ niềm vui sống chỉ là được no đủ và hưởng thụ sao?”.

Nhân thể, nếu như Lenin và Krupskaya mà có con, thì hàng tháng Liên Xô phải chi thêm 100 rúp cho mỗi đứa trẻ.

2/ Vào đầu những năm 1920, khi còn là dân uỷ về các vấn đê dân tộc, lương tháng của ông chỉ bằng một nửa của Lenin – 250 rúp/ tháng. Khi “cha đẻ các dân tộc” trở thành người đứng đầu đất nước, số lương của ông tăng lên 500, rồi sau đó là 1.200 rúp. Trong những năm Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, do lạm phát có lúc thu nhập của ông gần như bằng O, khi đó ông đột ngột tăng mức lương tháng của mình lên 10.000 rúp. Theo như hiện nay nó tương đương gần 3,2 triệu rúp.

Ngoài ra, đối với những nhà hoạt động đảng cao cấp người ta thực hiện hệ thống “phong bì của Stalin” – khoản thu nhập phụ không phải chịu thuế. Sự khác nhau giữa thu nhập của các nhà lãnh đạo đảng và người dân bình thường được thể hiện rõ qua trường hợp được dân uỷ ngoại giao Viacheslav Molotov miêu tả. Theo lời ông, có một lần ông và Stalin cùng dạo bộ ngoài phố. Một người ăn xin tiến gần đến chỗ hai người. Stalin đưa cho anh ta 10 rúp (khoảng 3.000 rúp hiện nay) và điều này làm người ăn xin cảm thấy bị xúc phạm. Anh ta cáu. Rõ ràng anh ta không nhận ra là ai, cứ nghĩ là tư sản, anh ta đã bỏ đi. Stalin nhìn theo anh ta nhận xét: “Đấy, hãy hiểu dân mình! Cho ít là xấu, cho nhiều cũng xấu nốt!”.

3/ Nikita Khrushchev, khi còn là bí thư thứ nhất BCHTW, hàng tháng nhận từ 800 đến 1.000 rúp. Tính sang giá trị đồng tiền hiện nay vào khoảng 300.000 rúp. Công dân Xô Viết mỗi tháng nhận được bằng 1/9 số tiền lương của ông. Ngoài tiền, tài sản của Khrushchev bao gồm bất động sản và ô tô. Sau khi nghỉ, ông có một nhà nghỉ ở ngoại ô Moscow (ngôi nhà nhỏ một tầng tương đối khiêm tốn) và một căn hộ ở Moscow trong ngõ Staroconiushennưi.

Nikita Khrushchev không có đam mê đặc biệt với ô tô và thậm chí còn sẵn sàng phân phát những xe mác nước ngoài cho những người có nhu cầu. Ông đã tặng chiếc Limousine Rolls-Royce Silver Cloud cho nhà dưỡng lão của các đảng viên có tuổi, tặng chiếc Mercedes – Benz 300 SL được thưởng cho Viện nghiên cứu khoa học máy nhiên liệu Leningrad. Ông cũng tặng cho con trai và con gái món quà là xe ô tô nhãn hiệu “Reno” và “Fiat”.

4/ Leonid Brezhnev có thú vui sống hưởng thụ và ông rất vui về điều đó. Lương tháng của ông là 1.500 rúp, nhưng nó chẳng ăn nhằm gì so với những thu nhập phụ của ông. Ông huỷ bỏ lệnh cấm của Lenin về thu nhập phụ của đảng viên. Bản thân ông cũng nhận khoản nhuận bút kếch xù cho việc xuất bản các cuốn sách “Phục hưng”, “Đất nhỏ” và “Đất hoang”. Trong năm 1973 ông thưởng cho mình phần thưởng Lenin với số tiền lên đến 25.000 rúp. Khi nộp đảng phí ông im lặng về khoản nhuận bút viết sách, mà chắc chắn nó cao hơn thu nhập chính thức.

Yêu thích sự đầy đủ trong tính cách của Tổng bí thư được kết hợp với sự hào phóng chưa từng có của ông. Brezhnev không chỉ yêu thích những món quà được nhận, mà ông cũng rất vui sướng khi ban tặng chúng cho người thân và bạn bè gần gũi. Con trai ông được bổ nhiệm về Bộ Ngoại thương. Anh ta thường ra nước ngoài và tổ chức những cuộc chơi bời xa hoa ở đó. Cô con gái cũng không kém cạnh – cô sống ở trung tâm Moscow và thường mua những món trang sức cực kỳ đắt tiền.

5/ Người kế nhiệm Brezhnev – Yuri Andropov- thời gian đầu nhận 1.200 rúp/ tháng, nhưng sau đó ông tự cắt giảm lương xuống còn 800 rúp như Khrushchev. Lúc đó, sức mua của đồng rúp vào đầu những năm 1980 bị giảm xuống chỉ còn một nửa nên cuộc sống của ông cũng không khá giả. Ông không từ chối tiền nhuận bút và có được khoản thu nhập phụ nhờ việc viết lách của mình. Chỉ tháng 1/1984 tổng số tiền nhuận bút do viết sách của ông là gần 8.000 rúp.

6/ Konstantin Chernenko cũng đi theo con đường đó: giữ mức lương tháng chính thức 800 rúp. Ngoài ra, ông thường viết bài về tư tưởng và nhận nhuận bút cao. Ông cũng không công bố về số tiền này. Chẳng hạn, trong thẻ đảng của ông năm 1984 không nhắc đến những khoản nhuận bút ông nhận được từ “Nhà xuất bản chính trị”.

7/ Tổng bí thư cuối cùng và Tổng thống duy nhất của Liên Xô Mikhail Gorbachev đã điều chỉnh mức lương tháng của mình phụ thuộc vào tình hình tài chính của đất nước. Trong vòng 5 năm lương tháng của ông tăng từ 800 đến 3.000 rúp. Tuy nhiên, thu nhập phụ của Gorbachev không ít hơn so với những người tiền nhiệm – năm 1990 ông được nhận giải thưởng Nobel hoà bình kèm theo số tiền lớn. Theo thông tin trong tạp chí “Ngọn lửa nhỏ” số tiền này được chuyển vào ngân quĩ của đất nước và được sử dụng để tài trợ cho các bệnh viện của Nga, Ukraine và Belarus.

You may also like

Leave a Comment