Alexander Wang – Thăng trầm.

by admin

Dù cái tên Alexander Wang từng được kì vọng sẽ là cái tên nổi trội cho thế hệ các nhà thiết kế tài năng giai đoạn sau năm 2000 nhưng giờ còn ai nhớ tới Alexander Wang nhiều như ngày xưa hay không – Câu trả lời hầu như ai mà đam mê thời trang cũng đều biết. Sau scandal vào năm 2021 với những cáo buộc liên quan đến việc xâm hại với một người mẫu tên là Owen Mooney – hình ảnh của Alexander Wang suy sụp nghiêm trọng khi liên tục các tố cáo từ các model nam được công bố. Mặc dù Wang công bố đó là thông tin bịa đặt nhưng “Không có lửa làm sao có khói” và nó ảnh hưởng rất nhiều đến nhà thiết kế này. Từ “ ngôi sao sáng của làng thời trang” thì Alexander Wang nhanh chóng mang hình ảnh tối của nền công nghiệp này. Trong 2021-2022, Wang cũng đã có các bộ sưu tập quay trở lại nhưng có vẻ như nó không được đón nhận hào hứng cho lắm. Tần số xuất hiện bởi các celebs cũng không nhiều như ngày xưa. Alexander Wang chật vật trong việc duy trì thương hiệu của mình bằng các sản phẩm dễ mặc, ready-to-wear và tiếp tục put-in logo A.Wang lên nhưng giá trị của thương hiệu chắc chắc đã giảm sút rất nhiều.

Nhưng dù gì cùng không thể phủ nhận Alexander Wang từng đứng trên đỉnh hào quang của làng thời trang thế giới. Sở hữu trong tay rất nhiều các giải thưởng lớn nhỏ, kinh qua các thương hiệu lớn hàng đầu và quần áo từng được những người yêu thời trang toàn thế giới sẵn đón. Từ khi còn rất trẻ – 21 tuổi, Alexander Wang đã thành lập thương hiệu thời trang mang tên riêng mình vào năm 2005 và hai năm sau, ra mắt collection đầu tiên và tạo được tiếng vang ngay sau khi tốt nghiệp tại trường Parsons School for Design. Mặc dù các sản phẩm nằm trong collection này đều mang hướng đơn giản và knitwear, nhưng Wang mang tới tính cao cấp – thế nên tính ứng dụng của nó cao và đánh trúng tâm lý của nhiều khách hàng thời điểm lúc đó đang chơi vơi giữa rừng runway quá mang nặng tính trình diễn.

Các thành công liên tiếp đến với fashion designer trẻ (tại thời điểm đó) khi mà 2012 – Alexander Wang được bổ nhiệm làm Creative Director cho thương hiệu siêu nổi tiếng tại thời điểm hiện tại Balenciaga (Nhưng khoảng thời gian đương nhiệm chỉ vỏn vẹn trong vòng 3 năm). Nếu như bây giờ thiên hạ hay trầm trồ giữa Gucci x adidas hay Kanye West x adidas thì ngày xưa Alexander Wang x adidas cũng như thế, 2016 sự hợp tác giữa Wang và thương hiệu thể thao đến từ Đức nhằm tạo ra nhánh sản phẩm sportwear mang tính cao cấp. Trong đỉnh cao sự nghiệp của mình, Alexander Wang bỏ túi hàng loạt giải thưởng từ CFDA năm 2008 đến Swiss Textiles Award và Swarovski Womenswear Designer of the year. 2011, tạp chí GQ vinh danh Best Menswear Designer và CFDA lại một lần nữa tôn vinh Wang với Best Accessory Designer. Song song với các thương hiệu cao cấp thì Wang cũng thực hiện việc lan tỏa brandname của mình bằng các bản hợp tác với các general brands như Gap, Uniqlo và H&M.

Sự chói sáng của Alexander Wang đã được nhiều chuyên gia thời điểm đó gán với biệt danh “Cool kid of Fashion” – là một bản mashup hoàn hảo của năng lượng trẻ, văn hóa đường phố và thời trang cao cấp. Không thể phủ nhận khả năng làm việc tối đa của Alexander Wang và đó cũng là lí do sao nhà thiết kế này đạt được nhiều thành công đến vậy. Tư duy của Wang đi ngược với nhiều tiêu chuẩn thời điểm đó nhưng lại vô cùng phổ biến tại thời điểm này (2018-nay), đó là làm thời trang cao cấp trở nên phổ biến. Wang ngay cả trên sàn runway cũng vô cùng tự tin với nụ cười trên môi, đó chính là năng lượng trong thời trang của Wang (Trước đây). Mang tới sự tự tin cho người mặc bằng các sản phẩm thời trang của mình bằng sự pha trộn giữa active wear/sportwear cùng các thiết kế táo bạo khoe dáng. Tư duy của Wang khiến cho người mua cảm thấy rằng mình đang bỏ tiền ra mua cái thứ thông điệp ấy chứ không chỉ đơn thuần là văn hóa. Wang được lớn lên tại San Francisco nên từng một thời nhà thiết kế chính là biểu tượng của “Thời trang nước Mỹ”.

Nhưng dĩ nhiên, thời trang là một cối xay thịt và nhào nặn rất nhiều tài năng nếu không có định hướng đúng đắn. Chưa kể là 2021 thì chuyện gì rồi ai cũng biết, tuy không có các hành vi pháp lí nào can thiệp nhưng những gì mà “Coolkid of Fashion” mất là hoàn toàn lớn. Sự ghét bỏ là không thể chối bỏ.
Vì thương hiệu Alexander Wang trực thuộc quyền kiểm soát cá nhân của chính founder (Wang) mà không thuộc tập đoàn nào nên khó lòng biết được tình hình doanh thu ra sao. Nó vừa là điểm lợi mà là điểm hại, lợi là các nhà thiết kế có thể hoàn toàn độc lập thể hiện theo ý mình. Hại là nếu có biến cố gì sẽ không được xử lí và định hướng theo chung một hệ sinh thái để có những lợi ích cụ thể. Wang là một ví dụ điển hình. Scandal không chỉ tác động tới danh tiếng mà trực tiếp ảnh hưởng tới doanh thu thông qua một kênh “Quảng bá” cho các thương hiệu nổi tiếng vô cùng hiệu quả : Người nổi tiếng. Không ai muốn mặc đồ Wang nữa – một phần vì họ nghe về scandal, một phần họ e sợ về việc mình đang “ngầm” ủng hộ cho việc XHTD trong giới thời trang. Chỉ cần nhìn sự hiện diện của đồ Alexander Wang trong tập thể những người nổi tiếng sẽ thấy nó sụt giảm khủng khiếp như thế nào (IG sụt mất 100.000 followers mà). Vấn đề này là vô cùng nhạy cảm và hệ quả tạo ra lớn.

Chật vật trong việc xây dựng lại brand-love, chật vật trong việc thể hiện hình ảnh, chật vật trong một môi trường thời trang mới cạnh tranh hơn và nhiều người giỏi hơn (Kể cả thiết kế và làm truyền thông). Alexander Wang để lại một dấu hỏi vô cùng lớn với những người nào theo dõi về sự sinh tồn của thương hiệu. Đỉnh cao mà Wang tạo ra là có, nhưng nó sẽ là bệ phóng kế tiếp hay chỉ là ánh huy hoàng mà sau này sẽ nhìn lại?

You may also like

Leave a Comment