ÁO BÓNG ĐÁ – KHÔNG CÓ GÌ MỚI MẺ

by admin

Cả thế giới đang quay cuồng với từng nhịp đá bóng, từng cú sút bay hết cả sổ của các đội bóng trứ danh. Những lời than khóc, những giọt nước mắt chảy ngược – nhưng ở ngoài đường pitch thì giới thời trang cũng đang sục sôi sự ảnh hưởng của bóng đá từ nhiều tháng trước. Từ hiện tượng của thế giới là Jennie và Lisa Blackpink với outfit khiến những fan của Pháo Thủ Arsenal hay Quỷ Đỏ Manchester United xao xuyến tới camp của adidas x Balenciaga với outfit lấy cảm hứng từ các football jersey (Và nó đến từ một trong những đội bóng nhiều fans nhất thế giới Manchester United). Cộng hưởng nhiều yếu tố khác nhau thì việc mặc các sản phẩm của các đội bóng hay các items lấy cảm hứng từ các thương hiệu lớn rộ lên trong GenZ như một điều thú vị và hợp thời – còn các cụm từ như “Blokecore” được lên từ khóa để giải thích cho việc mặc đồ bóng đá với các đồ bình thường.

NHƯNG

Tất cả những thứ chúng ta đang mặc, đều được gọi là trang phục và tại thời điểm này – chúng được gọi là thời trang. Ngay từ thời còn bóng đá nhựa ngoài đường, mình đã từng mặc những chiếc áo soccer jerseys/ đồng phục đá banh hàng chợ với giá tầm khoảng 120.000đ -150.000đ (xịn hơn hàng bình thương 1 tí – năn nỉ gãy lưỡi mới được mẹ cho tiền mua á, quý lắm) của đội bóng yêu thích. Trong ánh mắt của những đứa trẻ đợt đấy, những cái tên như C.Ronaldo, Messi hay Ronaldo De Lima, Ronaldinho, Andrea Pirlo… đều là thần tượng.

Bóng đá là môn thể thao vua, thu hút hàng triệu người – hàng triệu con tim. Từ những giải quốc nội là EPL, Laliga, Series A hay Bundesliga tới những giải rộng hơn như là C1 hay Euro, Worldcup. Tranh cãi, phân bua,phân tích – có những nụ cười, có những giọt nước mắt, có những cuộc gọi gào thét “Tiền của bố mày đâu?’ nhảy số theo từng đường bóng. Bóng đá là vậy, kết nối hàng triệu con tim.

Khi nó trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống thì có ti tỉ cách để thể hiện chúng trong đời sống hàng ngày. Thời trang là một trong số đó, mối quan hệ giữa fashion và bóng đá chẳng có gì mới mẻ cả. Đầu tiên nó đến những người hâm mộ với số lượng là khổng lồ. Mỗi lần tới sân để thể hiên tình yêu của họ với đội bóng thành phố hay cầu thủ thần tượng, họ sẽ mặc những sản phẩm merchandise được phân phối với đối tác của đội bóng (Nike, adidas, Puma, NB…). Bên cạnh đó còn những thứ đi kèm như khăn choàng (Scarf), găng tay, mũ (Caps) và mang lại một khoản doanh thu khổng lồ cho đội bóng và các phi vụ bán thương hiệu, bản quyền khác. Mà thông thường thì ít người mặc nguyên cây từ trên xuống dưới đi xem đá bóng lắm. Đa phần họ chọn các sản phẩm là Top (Tee, polo, hoodie, longsleeves..) hay phụ kiện như nón, túi phối kèm với nhau. Thế nên nó tạo ra sự đa dạng và tiền thân của thứ gọi là “Blokecore” như hiện tại.

Khi outfit chung một điểm là Jersey hay tee hay hoodie thì người ta lại có hàng tỉ cách để tạo ra sự nổi bật cho outfit của bản thân mình. Nó phụ thuộc vào mindset và cách mix and match của từng người – và trong số đó có những người vừa yêu thời trang và yêu cả bóng đá nên dần dà sức ảnh hưởng của những chiếc áo số này chạm tới được nhiều người hơn đó sức hút không thể chối từ và độ gần gũi của nó. Những người có điều kiện thì họ bắt đầu phối những items, những phụ kiện đến từ các nhãn hàng thời trang cao cấp đi kèm với những merchandise đến từ các đội bóng.

Lại nói về cầu thủ

Cầu thủ bây giờ, mức độ nổi tiếng hơn rất nhiều và một trong những số họ thành biểu tượng thời trang (theo một cách nào đó) của 1 cơ số người. Họ copy cầu thủ cắt tóc gì, mặc gì và tất nhiên – đây là cơ hội kiếm tiền trời cho của các thương hiệu bán áo jersey.

Cầu thủ bây giờ cũng đòi hỏi visual lắm – bằng chứng là chiếc jersey họ mặc bây giờ ngoài các yếu tố mang tính truyền thống đội bóng thì cũng phải đảm bảo thời trang để hình ảnh họ xuất hiện truyền thông phải đẹp (Và tất nhiên là bán được nhiều rồi). Cùng với sự phát triển của văn hóa đường phố và streetwear giai đoạn 2016 – 2017, sự giao thoa giữa fashion và sport ngày càng dễ dàng hơn để thể hiện (Với sự gỡ bỏ rào cản bởi các thương hiệu high-end streetwear hay thuần streetwear) thì đã giúp các nhà fashion designer nhảy vào mảng thị trường đầy màu mỡ và nhận diện nhanh như bóng đá.

Tất nhiên, không phải mặc full set như cầu thủ. Có một thời những chiếc áo soccer jersey xuất hiện đầy rẫy trên runway hay các Fashion Week tại các thành phố nổi tiếng. Điều tương đồng với NBA Jersey là thể thao nhưng bóng đá ở quy mô rộng hơn và mang tính quốc gia hơn (NBA chỉ có ở Mỹ là nhiều hơn thôi). Off-white, Gosha Rubchinsky, Yohji Yamamoto cũng có từng các collection sản phẩm soccer jersey hay hợp tác (Palace x Juventus, Yohji Yamamoto x Real Madrid..). Cũng chẳng kém các bản parody cũng lấy các logo các đội bóng và soccer jersey vì rõ ràng, những người yêu đá bóng là rất nhiều.

Vừa được thể hiện tình yêu đá bóng, vừa đảm bảo tính thời trang – ai mà chả thích.

Nhưng đây là câu chuyện của thời điểm hiện tại còn các cầu thủ đá banh chỉ khoảng vài thập niên trước phải nói là những người cực kì anti-fashion (Bài trừ thời trang) vì tư duy : “Cầu thủ chỉ nên biết đá banh chứ không cần thời trang là gì?”.

Giai đoạn đó, sự kì thị từ những cầu thủ – huấn luyện viên đá bóng nói riêng và cả người xem nói chung với những thứ ăn mặc phô trương là vô cùng lớn. Bạn là cầu thủ đá bóng – mặc dù cách bạn chơi bóng và mặc đồ là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Nhưng việc có một gu ăn mặc hơi khác người đồng nghĩa với việc phù phiếm và không hiệu quả. Thế nên đầu những năm 2000 – có một luật bất thành văn mà các cầu thủ chuyên nghiệp luôn luôn ngầm hiểu. Đó là phải chấp thuận việc ăn mặc bình thường nếu không muốn NHM nổi giận. Nếu bạn mặc một thứ gì đó mà mọi người không thích, đúng nghĩa đen là bạn sẽ tế sống và tẩy chay. Thế nên trong thời điểm đó ít ngôi sao đá bóng nào có một gu thời trang riêng biệt cho tới khi một cái tên xuất hiện – David Beckham với khái niệm “Cầu thủ siêu sao”. Rồi từ Beckham đã mở ra một khái niệm mới và là tiền đề cho nhiều cầu thủ hiện tại sử dụng thời trang là công cụ thể hiện bản thân.

Nếu quần áo thể thao ngày xưa chỉ dừng ở mức chỉ dành cho các cầu thủ thì kết hợp với việc thương mại được chỉ đạo bởi các ông chủ đội bóng, các chiến dịch marketing và các hợp đồng trăm triệu tạo nội dung – những vụ chuyển nhượng chiến lược phục vụ cho mục đích tiền bạc đã chứng minh được sức ảnh hưởng của quần áo bóng đá lên những người tiêu dùng – đặc biệt là nam giới. Chúng trở thành một dạng mốt theo các sự kiện liên quan đến bộ môn túc cầu.

Các thương hiệu thời trang cao cấp cũng nhận thấy mùi tiền từ các hoạt động béo bở này. Đơn giản vì ai cũng có nhu cầu muốn thể hiện bản thân và sử dụng thời trang là một công cụ tốt cho việc đó. Nếu không thể nào hợp tác với các đội bóng thì mình có thể parody lại, lấy cảm hứng từ những form quần áo và tinh chỉnh lại. Thế là boom!.

You may also like

Leave a Comment