Bạn có bằng lòng sống cuộc đời tầm tầm?

by admin

A : William Hartanto, Sinh ra đã là Diễn giả triệt-tiêu-động-lực (hay còn gọi là Nhà hiện thực)

Trả lời: “Chào mừng bạn đến hồ Wobegon, nơi phụ nữ ai ai cũng đều mạnh mẽ, đàn ông ai ai cũng đều đẹp trai, và trẻ em ai ai cũng đều trên mức trung bình.” [1]

Đó là câu pha trò phổ biến của các nhà nghiên cứu để đùa về việc mọi người ai cũng đều quá tự tin, nghĩ rằng họ là “trên trung bình” ở hầu như bất cứ điều gì các nhà nghiên cứu dò hỏi.

93% người Mỹ (dé, chín-mươi-ba-trong-số-một-trăm-người) nghĩ rằng khả năng lái xe của họ ở trên mức trung bình. Trong khi người Thụy Điển, dù biết điều hơn, 69% trong số họ vẫn nghĩ rằng mình là tay lái trên trung bình [2]

Đó là kết quả của việc sống trong một nền văn hóa nơi “mọi người đều là kẻ chiến thắng” và “toán học là dành lũ nerd”. Nếu ai ai cũng ở trên mức trung bình thì cái mức trung bình đó sẽ dịch chuyển lên và mọi người sẽ lại trở thành trung bình… đó là cách mà thước đo bình quân hoạt động! Nếu TẤT CẢ đều đặc biệt, thì KHÔNG CÒN AI là đặc biệt nữa.

Trong các lĩnh vực tuân theo Phân phối chuẩn (tức đường cong chuông), 68% số người sẽ nằm trong vùng lệch chuẩn độ 1 so với cột mốc (trung bình) và 95% số người sẽ ở trong vùng lệch chuẩn độ 2.

Điều này áp dụng cho chiều cao, cân nặng, trí thông minh, hầu hết các kỹ năng, v..v… Dù rõ ràng là không áp dụng cho sự giàu có (Top 1% người Mỹ sở hữu 50% của cải) [3]

Vì vậy, qua khái niệm ‘vô lý’ này, việc bạn thấy khó “hài lòng” với “cuộc sống trung bình” chỉ thể hiện sự thiếu hiểu biết về toán học cơ bản mà thôi.

Có đến 68 đến 95% số người trên thế giới nằm trong cái mà ta gọi là “trung bình” (trong vòng 1-2 độ lệch chuẩn từ mốc trung bình). Họ có thể tự dối lòng và nghĩ rằng mình là “trên trung bình”; nhưng rất tiếc mức bình quân không hoạt động theo cách đó …

Bà mẹ nào cũng đều nghĩ rằng bé yêu của họ là một “bông hoa tuyết độc đáo”, đặc biệt không giống ai khác. Vấn đề hình thành khi 93% những đứa trẻ đó lớn lên, được che chở quá mức, và đứa nào cũng nghĩ rằng chúng thực sự khác biệt.

[1] https://en.wikipedia.org/wiki/Lake_Wobegon

[2] https://en.wikipedia.org/wiki/Illusory_superiority…

[3] https://edition.cnn.com/2015/01/19/world/wealth-inequality/

.

You may also like

Leave a Comment